Hai người ở Hà Nội tử vong do sốc nhiệt

Hai người thiệt mạng và một người nguy kịch, hôn mê sâu do sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng vừa qua ở Hà Nội. 

Một nữ bệnh nhân 50 tuổi nhập viện Trung ương Quân đội 108 ngày 22/6 trong tình trạng hôn mê sâu, nhiệt độ cơ thể lên đến 42 độ C, suy đa tạng. Các bác sĩ đã lọc máu và điều trị tích cực cho bệnh nhân. Hiện, nhiệt độ cơ thể về bình thường, song tình trạng còn rất nặng, hôn mê vì tổn thương thần kinh do sốc nhiệt gây ra. Bệnh nhân làm lao động tự do, trong nắng nóng gay gắt. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga, Khoa Hồi sức tích cực, cho biết chỉ trong hai tuần đầu tháng 6, khoa tiếp nhận ba bệnh nhân đều hôn mê sâu, sốt cao trên 40 độ C, trụy tim mạch, tổn thương chức năng gan, thận và rối loạn đông máu nặng.

Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước đầy đủ. Khi có biểu hiện choáng ngất và hôn mê, được đưa vào viện đã bị sốc nhiệt nặng, tổn thương nghiêm trọng nhiều cơ quan. Dù được cấp cứu điều trị tích cực bằng hạ thân nhiệt, lọc máu liên tục... song không qua khỏi, hoặc để lại các di chứng nặng nề về thần kinh, hôn mê kéo dài. Hai bệnh nhân tử vong, một người đang nguy kịch.

Bệnh nhân 50 tuổi bị sốc nhiệt hiện vẫn hôn mê. Ảnh: Mai Hằng.

Bệnh nhân 50 tuổi bị sốc nhiệt hiện vẫn hôn mê. Ảnh: Mai Hằng

Theo bác sĩ Nga, thời gian này, cả nước đang trải qua một đợt nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên trên 40 độ C. Điều kiện thời tiết khắc nhiệt rất dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe do nóng như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng... trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt.

Nhóm có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư, những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường...

Những người lao động, hoạt động trong thời tiết nắng nóng, có thể có các triệu chứng ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc ngất. Biểu hiện sốc nhiệt là sốt cao trên 39-40 độ C, da khô, nóng, rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê. Đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay và đưa đi cấp cứu.

Việc phát hiện và xử trí tại chỗ khi xảy ra say nắng hoặc sốc nhiệt rất quan trọng vì thân nhiệt cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục. Đầu tiên, cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng vào nơi mát mẻ. Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo, sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể đồng thời dùng quạt thổi để hạ nhiệt. Cho uống nước ngay nếu còn tỉnh và không nôn nhiều. Đồng thời, gọi ngay xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường vận chuyển, cần mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương, tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể. Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể, theo dõi sát nhiệt độ cơ thể.

Để phòng tránh sốc nhiệt, người lao động cần mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi ra ngoài trời. Bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu. Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi làm việc ngoài trời nóng. Tăng cường rèn luyện sức khỏe, tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt; học cách xử trí khi gặp các vấn đề liên quan đến nắng nóng.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...