Hai người chết, 1 người mất tích vì giông lốc

Mưa đá, lũ quét tàn phá xã Mù San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh Tuổi trẻ.
Mưa đá, lũ quét tàn phá xã Mù San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh Tuổi trẻ.
(PLVN) - Trận mưa đá, giông lốc xảy ra đêm 23 rạng sáng 24/5 trên địa bàn tỉnh Lai Châu khiến 2 người chết, 1 người mất tích, 1 người bị thương.

Đêm 23, rạng sáng 24/5, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xảy ra mưa đá, gió lốc. Thiên tai đã khiến 2 người tử vong gồm: Hảng Thị Mái (SN 1978) và Phàn Thị Vy (SN 2012, trú tại bản Lùng Than). Ngoài ra, một người mất tích là Ma A Sinh (SN 2017, trú tại bản Sin Chải). Trường hợp bị thương là Giàng Thị Dấu (SN 1992, trú tại bản Lảng Than, tất cả đều thuộc xã Mù Sang, huyện Phong Thổ). 

Bà Hảng Thị Mái và Ma A Sinh là hai bà cháu, gặp nạn khi đang ở lán nương và bị đất đá sạt lở vùi lấp. Còn nạn nhân Phàn Thị Vy cùng bố mẹ qua suối bị nước cuốn trôi mất tích. Khi gặp nạn, bố của nạn nhân Vy chỉ kịp cứu vợ mà không cứu được con.

Ngay trong đêm 23/4, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phong Thổ đã huy động lực lượng đào bới điểm sạt lở, tìm được thi thể bà Mái và đưa người bị thương là Giàng Thị Dấu về Trung tâm Y tế huyện điều trị. 

Đến khoảng 8h ngày 24/5, chính quyền huyện Phong Thổ nhận được thông tin phía Trung Quốc vớt được một xác người. Lực lượng chức năng đã tiếp cận và xác định nạn nhân là Phàn Thị Vy. Hiện cơ quan chức năng hai bên đang làm thủ tục bàn giao thi thể.

Chính quyền địa phương đang huy động các lực lượng tập trung tìm kiếm nạn nhân Ma A Sinh.

Trận mưa đá, gió lốc trên địa bàn xã Mù Sang, Bản Lang, Sin Suối Hồ đêm qua cũng gây thiệt hại nặng về tài sản và nhà ở của người dân. Hiện trời tiếp tục mưa rét, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm các nạn nhân, cũng như công tác rà soát, khắc phục thiệt hại.

Đây là trận mưa đá và gió lốc thứ 5 diễn ra tại huyện Phong Thổ từ đầu tháng 3/2020 đến nay, gây thiệt hại nặng về người, tài sản của dân.

Đọc thêm

Phòng ngừa ẩn họa cháy rừng mùa lễ hội

Công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.

Hưởng ứng Tết trồng cây theo lời dạy của Bác - Vun đắp tương lai xanh từ những 'chiến binh' ven biển

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đại diện UNDP Việt Nam và các đại biểu trồng cây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. (Ảnh: UNDP Việt Nam )
(PLVN) - Trải qua nhiều thập kỷ, lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước mỗi dịp Xuân về. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, không chỉ là hành động tri ân mà còn là đầu tư thiết yếu cho tương lai bền vững, bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân trước thiên tai.

40.000ha rừng Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy

Hiện tại hơn 40.000ha rừng trong tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy cao
(PLVN) - Ngày 6/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa ra cảnh báo về nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô năm 2025. Theo dự báo, tình trạng nắng nóng và hanh khô sẽ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát cháy rừng. Hiện, hơn 40.000ha rừng đang đứng trước nguy cơ cháy cao, đe dọa đến hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.