Hai mối tình sâu đậm của “người viết tình ca” Phan Huỳnh Điểu

Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù được biết đến như là tác giả của nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng, nhưng thực sự, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn được mệnh danh là một trong những nhạc sĩ viết tình ca ngọt ngào nhất. Ông từng trải qua vài mối tình đẹp, trong đó, tình yêu sâu sắc, trọn đời dành cho người vợ tào khang.

Người nhạc sĩ của tình yêu say đắm

Trong nền âm nhạc Việt Nam, Phan Huỳnh Điểu được xem là một trong những nhạc sĩ “vàng” đặt nền tảng cho nền tân nhạc, ông từng được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam ở thế kỷ 20.

Trong hơn 75 năm hoạt động âm nhạc, Phan Huỳnh Điểu để lại hơn 100 tác phẩm, hầu hết đều là những ca khúc nổi tiếng, được công chúng yêu mến. Sự nghiệp âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu như một dòng sông. Đó là dòng chảy ngập ngừng cùng với thời kì khởi đầu của nền tân nhạc, cuồn cuộn theo chiều dài của các cuộc kháng chiến vệ quốc, và rồi chảy êm đềm từ sông ra biển lớn với những bản tình ca ngọt ngào thời kì xây dựng đất nước.

Nhắc đến Phan Huỳnh Điểu, nhiều người vẫn nghĩ về ông như một nhạc sĩ cách mạng, bởi những ca khúc kháng chiến của ông đã quá in sâu vào tâm khảm: “Ra tiền tuyến”, “Đoàn vệ quốc quân”, “Hành khúc ngày và đêm”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao”... Thế nhưng, thực tế, những người yêu mến vẫn gọi ông là “người nhạc sĩ viết tình ca”, và Phan Huỳnh Điểu cũng nhận mình là nhạc sĩ của tình yêu.

Bởi, ngoài những ca khúc cách mạng được sáng tác ở thời kỳ khói lửa chiến tranh, âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu hầu hết là hướng về tình yêu: “Tình trong lá thiếp”, “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Anh ở đầu sông em cuối sông”... Thậm chí, các ca khúc cách mạng của ông cũng hầu như được cất lên qua lăng kính của những người yêu nhau: “Sợi nhớ sợi thương”, “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Đêm nay anh ở đâu?”...

Những ca khúc tự sáng tác lời hoặc phổ thơ của Phan Huỳnh Điểu đều mang âm hưởng trữ tình lãng mạn, đầy da diết, ngọt ngào, chạm đến những rung cảm sâu thẳm trong tim người nghe. Nhưng Phan Huỳnh Điểu không chỉ là một người nhạc sĩ tài năng. Để ra đời những ca khúc hay, người nhạc sĩ ấy đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ. Như bài hát huyền thoại “Bóng cây Kơ-nia” rất được công chúng yêu thích. Nhạc sĩ đã sáng tác đúng 12 năm mới hoàn thành - một kỉ lục của chính ông. Phan Huỳnh Điểu từng tâm sự: “Lần đầu đọc bài thơ “Bóng cây Kơ-nia năm 1959, tôi thấy rất cảm, rất thích, nhưng hồi ấy chưa biết đồng bào Tây Nguyên thế nào, chưa gần gũi, hiểu họ, viết ra sao cũng thấy còn thiếu trải nghiệm. Rồi năm 1970 tôi vào chiến trường, cùng sống với người Tây Nguyên, hiểu và yêu thương họ. Trở về, bài “Bóng cây Kơ-nia” mới hoàn thành và ra đời”. Một câu chuyện đủ để nói lên thái độ nghiêm túc của ông đối với con đường sáng tác.

Có một thời, các thế hệ thanh niên, trung niên say đắm tình ca của Phan Huỳnh Điểu, các chương trình âm nhạc cũng không thể thiếu ca khúc của ông. Ông là một nhạc sĩ “không có tuổi”, vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác khi đã ngoài 80. Và dẫu “gần đất xa trời”, các ca khúc của Phan Huỳnh Điều vẫn được công chúng say mê, đón nhận bởi những lời tình ca đầy tha thiết, đầy đắm say và rất trẻ trung như chính tâm hồn của Phan Huỳnh Điểu vậy.

Những năm 2000, Phan Huỳnh Điều ở trong một căn nhà nhỏ xinh khu cư xá Bắc Hải, TP HCM. Căn phòng đọc sách của ông hướng ra ban công đầy hoa. Trên bàn làm việc có chồng chồng, xấp xấp những bài thơ của bạn bè, người hâm mộ gửi với mong muốn được ông phổ nhạc. Ở đó, ông đọc sách, đọc thơ, viết nhạc và thư giãn bằng cách chăm sóc hoa. Tại thư phòng ấy, ông tiếp khách, dí dỏm kể chuyện mình, nói chuyện đời…

Những người từng lui tới thư phòng xinh đẹp ấy, đều có cảm nhận rằng người nhạc sĩ vẫn còn “trẻ lắm”, như ông luôn tự khẳng định. Xấp xỉ 90, Phan Huỳnh Điểu khi ấy vẫn nói về những dự định còn ấp ủ, về mong muốn được sáng tác thêm nhiều tác phẩm hay cho công chúng yêu mến của mình. Ông vẫn biết, đời người là hữu hạn, những năm tháng của mình không còn nhiều nữa, nhưng vẫn luôn cố gắng sống hữu ích, sống trọn vẹn từng khoảnh khác của đời người.

“Tôi thì lúc nào cũng thế, tâm hồn trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, chẳng bao giờ già đi, dù thể xác có bao nhiêu tuổi. Và âm nhạc, tâm hồn tôi vẫn như thuở ấy, khi nghe bài hát của mình cất lên từ những tiếng hát học trò…”, nhạc sĩ từng chia sẻ với người viết như thế.

Những mối tình khắc cốt ghi tâm

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tự nhận mình là người giàu cảm xúc, nhưng không “đa tình”. Trước khi cưới vợ, ông cũng từng rung động, có cảm xúc với một vài người con gái. Các ca khúc của ông sáng tác, hầu hết đều có bóng dáng của những người con gái ông từng rung cảm. Trong số đó, mối tình sâu đậm nhất có lẽ là với người con gái bên sông Hàn quê hương ông, người đã trở thành chất xúc tác để ông phổ nhạc bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và vợ, mối tình sâu sắc trọn đời. (Ảnh: NAG Nguyễn Á)

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và vợ, mối tình sâu sắc trọn đời. (Ảnh: NAG Nguyễn Á)

Năm ấy, vào một mùa thu rất đẹp, Phan Huỳnh Điểu ở tuổi “mới biết yêu” đã rung động trước cô bé hàng xóm tên Mộng Tân. Sau một thời gian ngượng ngùng, cuối cùng người thanh niên Phan Huỳnh Điểu cũng lấy hết can đảm để tỏ bày với cô hàng xóm. Mặc dù Mộng Tân không trả lời, chỉ mỉm cười, nhưng cả hai đều hiểu rằng “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Và mối tình chớm nở bằng những buổi hẹn hò thú vị, những lần “trốn nhà” để được gặp nhau.

Nhưng rồi thế cuộc đã chia cách mối tình ấy. Theo dòng chảy của chiến tranh, hai thanh niên đã theo gia đình rời đi hai nơi khác nhau. Ngày rời xa, họ đã hẹn ước cùng nhau. Vẫn nhớ về nhau trong những tháng ngày xa cách. Nhưng chiến tranh thì kéo dài, đời người thì vô định. Mãi rồi, mỗi người cũng phải có một cuộc sống khác, buộc lòng phải quên đi mối tình đầu đẹp đẽ đã khắc sâu trong tim mình.

Những ngày tháng xa cách đầy nhớ nhung nhưng cũng đầy tuyệt vọng ấy, người nhạc sĩ chỉ biết tìm đến âm nhạc như một niềm an ủi. Và rồi khi bắt gặp những lời thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh, ông tìm được sự đồng điệu lớn lao, như đang gặp lại những ngày tháng cũ: “Mùa thu đi cùng lá/ Mùa thu ra biển cả/ Theo dòng nước mênh mang/ Mùa thu vào hoa cúc/ Chỉ còn anh và em/ Chỉ còn anh và em/ Là của mùa thu cũ”. Phan Huỳnh Điểu nhanh chóng phổ nhạc bài thơ ấy, và nói không quá, nhạc phẩm âm nhạc này cũng nổi tiếng, được yêu thích không kém gì tác phẩm gốc “Thơ tình cuối mùa thu”.

Sau này, Phan Huỳnh Điểu từng gặp lại Mộng Tân khi họ đã ở tuổi trung niên, mỗi người đã có gia đình riêng của mình. Khi ấy, tình cảm họ dành cho nhau là sự trân trọng, quý mến đối với “cố nhân”.

Nhưng nhắc đến mối tình lớn của cuộc đời Phan Huỳnh Điểu, không ai không biết đó là tình yêu của ông dành cho vợ, bà Phạm Thị Vân. Đây là mối tình “khắc cốt ghi tâm” mà người nghệ sĩ luôn nói đến, luôn kể trong những câu chuyện về tình yêu của mình. Người vợ tào khang cũng là người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong sự nghiệp viết tình ca của ông.

Sau ngày mất của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, trong một chương trình, nhạc sĩ Phan Hồng Hà đã chia sẻ về chuyện tình yêu đáng ngưỡng mộ của cha mẹ. Năm 1945, Phan Huỳnh Điểu đi theo cách mạng. Đến khoảng năm 1946-1947, ông về trường Lê Khiết tại Quảng Ngãi để dạy nhạc. Tại đây, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã gặp vợ mình lúc đó vẫn là một cô học trò theo học tại trường. Cả hai yêu nhau và đến năm 1949 thì chính thức làm đám cưới tại Quảng Ngãi. Thời điểm khó khăn và gian khổ nhất của gia đình nhạc sĩ bắt đầu từ năm 1964 khi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu quay trở lại chiến trường, còn vợ ở nhà một mình nuôi 4 người con. Mãi đến năm 1970 thì ông mới trở về đoàn tụ cùng gia đình. Kể từ đó, hai vợ chồng gắn bó “một bước không rời” cho đến khi tuổi già, cùng nương tựa lẫn nhau.

Tháng 6/2015 nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời. Vì lúc ấy bà Phạm Thị Vân đang bệnh, nên cả nhà giấu bà chuyện chồng mất. Thế nhưng, bằng linh cảm của một người vợ hết lòng thương yêu chồng, bà đã biết được cái chết của ông. Hình bóng nhỏ bé, câm lặng đau đớn của bà trong đám tang nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã gây nên nỗi xúc động lớn lao cho người đến viếng. Và rồi, sau 100 ngày ông mất, bà cũng đi theo ông. Những người con của họ gọi đó là thứ tình yêu của định mệnh, thiêng liêng đến mức “cái chết không thể chia lìa”.

Đã 8 năm kể từ khi “người viết tình ca” rời bỏ cõi đời. Nhưng tài năng, sự nỗ lực và tình yêu thương của người nhạc sĩ vẫn vẹn nguyên sức sống, trong những bài tình ca bất diệt ông để lại cho đời.

Tin cùng chuyên mục

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đọc thêm

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

Vừa hửng sáng, khung cảnh ghe thuyền của tiểu thương tấp nập trên sông Hậu thật nên thơ. Ảnh: Ngọc Tài
(PLVN) - Trong khi nhiều chợ nổi miền Tây có thể đang “chìm dần” thì chợ nổi Long Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn còn cảnh bán mua mỗi buổi sáng tinh mơ. Chợ còn họp, bao nhiêu tiểu thương, người sống nương theo con sóng dập dềnh còn thu nhập đôi ba trăm nghìn mỗi ngày.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

Bắc Giang: Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với văn hóa - tâm linh

Mộc bản quý giá được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (trái) và chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cùng bề dày lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên phong phú, Bắc Giang hội tụ đầy đủ chất liệu “quý” để phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách gần xa. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian qua, ngành du lịch Bắc Giang từng bước khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam thông qua các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh.

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Quần thể khu di tích Chăm - Mỹ Sơn thu hút du khách. (Ảnh: Hoàng Hữu Quyết)
(PLVN) - Tuy du lịch tạo ra nhiều lợi ích cho mỗi địa phương nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng du lịch phát triển nhanh chóng mà không tuân theo quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn
(PLVN) - Nghệ thuật múa Phương Đông - Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn” là tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam, trình bày tổng quan về lược sử Bellydance, các dòng múa và lợi ích Bellydance mang lại.

Trái tim... giấy

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)
(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Ánh Sao

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chiều thả những sợi nắng vàng rực xuống sân ga lố nhố người. Tiếng loa thúc giục hành khách lẫn trong tiếng cười nói xôn xao. Đây là chuyến đi xa một mình đầu tiên của tôi. Tôi chọn cho mình cách di chuyển bằng tàu hỏa như muốn có thêm chút thời gian và tâm sức để suy ngẫm về những gì đã xảy ra và cả những điều sắp phải đối mặt.

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành
(PLVN) - Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng vào tối 20/12 với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách dịp cuối năm.

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim
(PLVN) - Từ hơn 2.600 bài dự thi từ khắp mọi miền đất nước, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo video clip Đà Lạt năm 2024 đã tuyển chọn 10 thước phim xuất sắc nhất vào vòng chung kết để trao giải.

Hành lang pháp lý cho đặt cược thể thao

Bóng đá là môn thể thao rất nhiều người đặt cược và được nhiều quốc gia cho phép. (Ảnh: Getty Images)
(PLVN) - Cá cược thể thao đã phát triển mạnh mẽ tại một số quốc gia trên thế giới như: đua ô tô công thức 1, đua ngựa, đua xe đạp lòng chảo, bóng đá... Tất cả các hoạt động này đều có luật pháp quản lý chặt chẽ, hạn chế các tác động tiêu cực đối với xã hội.