Hai lần chuyển nhà vì Olympic

Với nhiều người Nhật Bản, việc nước này giành quyền đăng cai Olympic 2020 là vinh dự lớn lao, một niềm tự hào của dân tộc. Nhưng với một cá nhân, Olympic chỉ mang tới cho ông nhiều nỗi buồn.

Với nhiều người Nhật Bản, việc nước này giành quyền đăng cai Olympic 2020 là vinh dự lớn lao, một niềm tự hào của dân tộc. Nhưng với một cá nhân, Olympic chỉ mang tới cho ông nhiều nỗi buồn.

Số phận không mỉm cười

Kohei Jinno trải ra các tấm ảnh trắng đen chụp gia đình ông đang sắp hàng đầy tự hào ngoài ngôi nhà của gia đình ở Tokyo. Họ đã buộc phải rời khỏi ngôi nhà này trước Olympic 1964 khi chính quyền tiến hành giải tỏa đất để xây dựng sân vận động chính.

Jinno trưng ra các bức ảnh chụp gia đình ông
Jinno trưng ra các bức ảnh chụp gia đình ông

Giờ đây ở tuổi 79, Jinno lại phải chuyển nhà thêm một lần nữa. Tổ hợp chung cư công nơi ông và vợ đang sống, nằm gần với sân vận động và ngôi nhà cũ của ông - giờ là một bãi đậu xe - đã có kế hoạch bị phá hủy khi người ta xây dựng một sân vận động mới phục vụ Olympic 2020 mà Tokyo mới giành quyền đăng cai hồi đầu tháng.

"Số phận đã không mỉm cười với tôi. Có thể đây là vận may lớn của đất nước. Nhưng việc phải rời khỏi nơi ở đã khiến tôi đầy nỗi buồn" - ông nói với Reuters - "Tôi cảm thấy giống như nếu không vì Olympic, cuộc đời của mình đã rất khác".

Sân vận động Olympic quốc gia hiện nay đã gần như là một công trình biểu tượng trong trái tim người Nhật Bản vì là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc Olympic 1964, trong đó Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên đăng cai sự kiện thể thao này. Nhật Bản dùng Thế Vận hội 1964 để cho thế giới thấy rằng nước này đã trở nên hiện đại, được xây dựng lại hoàn chỉnh và phục hồi hoàn toàn sau Thế chiến thứ Hai.

Tuy nhiên để phục  vụ Olympic 2020, sân vận động sẽ bị phá hủy vào năm tới. Công trình thay thế nó là một sân vận động có vóc dáng giống tàu vũ trụ, có giá tới 1,3 tỷ USD, do nhà thiết kế Zaha Hadid tạo ra. Ông cũng là người thiết kế trung tâm thể thao dưới nước cho Olympic London 2012. Sân vận động mới sẽ có 80.000 ghế ngồi, so với mức 50.000 hiện nay và đóng một vai trò quan trọng khi Nhật Bản tổ chức giải Vô địch bóng bầu dục thế giới 2019.

"Như bị cướp đi những điều quý giá nhất"

Jinno, người lớn lên cùng 9 anh em, đã sinh ra tại một ngôi nhà giờ là bãi đỗ xe bê tông lớn nằm gần Sân vận động quốc gia ở trung tâm Tokyo. Sau khi ngôi nhà này bị thiêu cháy trong Thế chiến thứ Hai, cả nhà dọn tới một ngôi nhà khác nằm cách chỗ cũ 20 mét, nơi Jinno bán thuốc lá từ một cửa hàng gắn liền với ngôi nhà của gia đình.

Trước Olympic 1964, ngôi nhà của ông và 100 ngôi nhà đã đã bị đưa vào diện phá bỏ để phục vụ việc xây sân vận động và công viên xung quanh. Các gia đình sống trong những ngôi nhà này phải dọn đi. Khu vực nơi Jinno từng ở đã bị san phẳng, các cây xanh từng phủ bóng trong khu dân cư bị chặt hạ và con sông chảy gần đó bị chôn vùi trong bê tông.

Công việc cũ không còn, Jinno phải rửa xe để kiếm sống. Ông cũng buộc phải sống trong một căn phòng nhỏ cùng vợ và hai con. Năm 1965, ông dọn tới sống tại một chung cư và mở lại tiệm bán thuốc lá, nơi ông vẫn điều hành từ đó tới nay.

Gần đây, ông và vợ lại được thông báo về việc họ phải chuyển đi. Như thế, Jinno lại phải rời khỏi tổ ấm nơi ông và vợ từng nuôi các con của mình lớn lên. Cư dân ở trong khu nhà nơi Jinno đang sống được đền bù bằng cách dọn tới sống tại các tổ hợp chung cư công mới xây.  Tuy nhiên Jinno cho biết rằng dọn đi vẫn là trải nghiệm vô cùng khó khăn với những người già như ông. Việc làm quen với môi trường sống mới không hề dễ dàng và xây dựng các mối quan hệ mới là cả thách thức lớn. "Có thể tôi phải tới nơi người ta không cho phép mở cửa hàng bán thuốc lá. Như thế, tôi đã mất luôn động cơ sống của mình" - ông chia sẻ.

Jinno cho biết ông chỉ được ở lại khu chung cư tối đa 2 năm nữa. "Giống như người ta đã tước đi những điều quý giá nhất tôi có, sau gia đình" - ông nói - "Vì Olympic mà tôi sắp mất đi cộng đồng mình vô cùng yêu quý, những người bạn đã giúp tôi bước đi rất lâu. Trong nơi ở mới, tôi sẽ cảm thấy đầy sự bất ổn, cô đơn và đau đớn".

Thù ghét Olympic

Trong khi Olympic là trải nghiệm cay đắng với Jinno, nó đã được người Nhật kỳ vọng có thể mang lại lợi ích lớn. Tokyo đã để ra ngân sách tới 4,5 tỷ USD cho Olympc và ước tính sự kiện sẽ tạo ra tác động kinh tế chừng 3.000 tỷ yen (30,2 tỷ USD). Nó cũng giúp mang tới 150.000 việc làm.

Cổ phiếu đã tăng lên sau khi Tokyo vượt qua Madrid và Istanbul trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 7/9. Các khách sạn và các công ty xây dựng là những nơi đầu tiên kỳ vọng gặt hái thành công.

Về phần mình, Jinno, người sẽ bước vào tuổi 80 trong tháng tới, sẽ không biết mình phải chuyển đi đâu và lúc nào sẽ chuyển đi. Ông nói rằng 200 gia đình sống trong chung cư, phần lớn là người già, cũng đang đối mặt với thảm cảnh tương tự. "Tôi ước người ta không tổ chức Olympic ở Tokyo thêm lần nào nữa. Tôi chỉ có thể chịu được việc bị đuổi khỏi nhà một lần trong đời. Nhưng tới hai lần thì thật quá sức kỳ cục" - ông chia sẻ - "Tôi không muốn theo dõi Olympic chút nào. Từ sâu thẳm trong tâm trí mình, tôi có một dạng cảm xúc gần như thù ghét Olympic".

Jap.jpg: Ông Jinno trong cửa hàng thuốc lá nhỏ của mình ở căn hộ chung cư hiện nay. Căn hộ sẽ bị phá bỏ để phục vụ việc xây sân vận động mới phục vụ Olympic

Tường Linh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.