Hãi hùng với sự trở lại của kem trộn trong 'biến tấu" mới

Một trong những loại mỹ phẩm hấp trắng được quảng cáo có tinh chất ngọc trai bán phổ biến trên thị trường, giúp trắng da nhanh với giá chỉ vài chục ngàn đồng.
Một trong những loại mỹ phẩm hấp trắng được quảng cáo có tinh chất ngọc trai bán phổ biến trên thị trường, giúp trắng da nhanh với giá chỉ vài chục ngàn đồng.
(PLO) - Sau nhiều cảnh báo về kem trộn có nguồn gốc hóa chất độc hại, nhiều người tiêu dùng đã có cái nhìn cảnh giác hơn đối với loại mỹ phẩm trôi nổi này. Tuy nhiên, giờ đây, một biến tấu mới của kem trộn lại trở lại thị trường, nguy hiểm không kém.

Nhan nhản sản phẩm làm trắng

Thời gian qua, khi kem trộn bắt đầu thu hẹp thị trường thì những sản phẩm làm trắng cấp tốc khác cũng xuất hiện, với nhiều tên gọi khác nhau, hấp dẫn, sang trọng hơn. Sữa non trắng da có lẽ là sản phẩm đang được ưa chuộng trong hai năm trở lại đây của mặt hàng mỹ phẩm trắng da. Công dụng của sữa non thường được quảng cáo rất mạnh: giúp trắng da sau một lần sử dụng, giúp trắng và mịn màng, nhập khẩu từ nước ngoài, tuyệt đối an toàn… Sữa non cô đặc – sản phẩm dạng sữa lỏng, thường được quảng cáo là nhập từ nhiều nước châu Âu, trên thực tế hầu hết là sản phẩm “tự chế”, xuất xứ từ trong nước là chủ yếu, đa phần được đóng chai, dán nhãn một cách thủ công.

Quả thật, công dụng làm trắng của sữa non có thể thấy rõ sau vài lần sử dụng, nhưng các chất có trong loại mỹ phẩm bán đầy trên thị trường này thực sự gồm những gì thì người tiêu dùng có lẽ không thể biết hết. Chỉ biết, sữa non cô đặc, khi mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam có giá lên đến 2-3 triệu đồng/ liệu trình, thì đến nay, với sức cạnh tranh mạnh, “người người bán sữa non”, giá bán mỗi chai sữa non có tác dụng “thần thánh” có khi chỉ còn… chưa đầy 20 ngàn đồng!

Cạnh sữa non, một số khái niệm mới của sản phẩm trắng da cấp tốc cũng ra đời, như kem kích trắng, dầu hấp trắng… Với kem kích trắng bán tràn lan trên thị trường, được quảng cáo như “thần dược trắng da”, với công nghệ nano siêu thẩm thấu cùng hàng loạt dưỡng chất quý hiếm thấm sâu… thực chất, nhiều sản phẩm kem dạng này không khác gì kem trộn, cũng không rõ nhãn mác, không rõ thành phần, khiến người dùng trắng da chóng vánh. Về sản phẩm hấp trắng, đang là một trong những trào lưu làm trắng được ưa chuộng, quảng cáo chứa collagen, nhau thai cừu, bột ngọc trai… thì có vẻ cầu kì hơn: người dùng bôi lên da hàng ngày dung dịch dạng dầu này, sau đó quấn khăn lông quanh người, hoặc xông hơi cho nóng để chất làm trắng thẩm thấu vào cho da. Tuy nhiên, với giá thành vài chục ngàn một chai dầu hấp trắng nhãn mác sơ sài, có thể sử dụng làm trắng da cấp tốc trong một tháng, thì không khỏi nghi ngờ những “hoạt chất quý hiếm” bên trong dầu hấp này có thật hay không, hay chỉ là các hóa chất tẩy da đã được dùng trong kem trộn.

Biết tác hại, vẫn thi nhau dùng

T.L.H., một người chuyên bán sản phẩm trắng da khá có tiếng trên mạng, có một cửa hàng tại đường Trường Chinh, quận Tân Bình. H. bán hầu hết các mặt hàng kem làm trắng da cấp tốc, từ sữa non, kem kích trắng, dầu hấp trắng, kem sâm, kem thảo dược, kem khóa trắng… Tất cả sản phẩm của H. đều có điểm chung là nhãn mác đóng rất sơ sài, nguồn gốc không rõ ràng. Thế nhưng, cửa hàng của H. trên mạng rất đông người mua, shop ở đường Trường Chinh cũng luôn tấp nập khách. Trong vai người mua đến cửa hàng hỏi sản phẩm, người viết chứng kiến cách H. tiếp thị sản phẩm rất ấn tượng. Khách đến, nếu còn nghi ngờ về khả năng làm trắng của sản phẩm, H. sẽ cho thử trực tiếp trên da tay. Sau khi khách bôi kem, sữa, dầu… làm trắng lên da, để vài phút rửa đi, sẽ thấy vùng da được bôi sáng lên rõ rệt. Quá trình này cũng được H. quay lại và tung lên mạng để làm chứng cứ thuyết phục khách mua online của mình.

Có không ít người bán hàng như H., chuyên kinh doanh những sản phẩm làm trắng da cấp tốc không có nguồn gốc rõ ràng. Mỗi người bán đưa ra mức giá bán riêng, để cạnh tranh nhau, thường xuyên đưa ra những “chiêu” khuyến mãi, hạ giá nhằm câu khách. Có người bán chuyên nghiệp còn tuyển đại lý với mức chiết khấu 30-40%. Cứ như thế, một sản phẩm làm trắng da cấp tốc, mỗi người một giá, có sản phẩm, tính cả chiết khấu, có thể thấy giá bán chỉ còn… trên dưới 10 ngàn đồng! 

Hậu quả của các loại kem, sữa kích trắng này để lại trên da thực tế còn đáng sợ hơn cả kem trộn trước đây. Nhiều chuyên gia về da liễu đã đưa ra cảnh báo, các loại kem kích trắng, sữa non, kem khóa trắng… làm trắng da nhanh chóng hiện nay trên thực tế, hầu hết đều là những tên gọi “cho kêu” của loại mỹ phẩm hỗn hợp có chứa các chất hydroquinone nồng độ mạnh – một chất cấm dùng trong mỹ phẩm ở một số nước phát triển. Ngoài ra, một số sản phẩm nói trên còn chứa cả thủy ngân và titanium dioxide. Các chất này, tác dụng trắng da rất thần kì nhờ bao bọc bề mặt da, bít lỗ chân lông lại, tạm thời gây cảm giác da sáng lên ngay lập tức. Thời gian đầu dùng có thể khiến da loại trừ được mụn, trắng sáng, mịn màng. Độc hại ở chỗ, những chất này thẩm thấu vào bề mặt của da, ngay cả ngưng dùng một thời gian da vẫn đẹp, cho đến vài ba tháng, nửa năm sau, da mới bắt đầu bị tấn công, phá hủy, gây các triệu chứng mụn, lở, lột da, ngộ độc, thậm chí còn gây ung thư da… nhưng người dùng không hề biết là do các loại kem nói trên gây ra vì ngưng dùng đã lâu.

Trên thực tế, đã có rất nhiều cảnh báo từ các chuyên gia y tế lẫn các hãng mỹ phẩm uy tín hàng đầu thế giới, rằng sắc tố da là bền vững, chỉ có thể giúp sáng, mịn chứ không thể biến đổi màu sắc đột ngột. Loại mỹ phẩm giúp biến đổi sắc tố da thần kì chỉ có thể chứa hóa chất độc hại mà thôi. Nhưng chỉ vì “cơn sốt” làm đẹp, muốn trắng đẹp nhanh chóng với mức giá rẻ nhất mà nhiều người đã chấp nhận rủi ro lớn, trả một giá quá đắt cho sức khỏe của mình.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.