Hài hòa lợi ích

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm. Đây là quy hoạch ngành quốc gia được triển khai đầu tiên theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, theo Nhiệm vụ lập Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 1/10/2019.

Ai cũng biết, nhu cầu điện năng ngày càng tăng lên. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng truyền thống như năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và gây ô nhiêm môi trường, sản lượng dự trữ dầu thô và các mỏ dầu khí truyền thống như Bạch Hổ, Sư Tử, Rồng, Ruby đang sụt giảm; các dòng sông cơ bản đã được chặn dòng làm thủy điện; xu hướng thúc đẩy sản xuất điện từ năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu. Điện gió, điện mặt trời đang được doanh nghiệp Việt lựa chọn là bước đi chiến lược, tạo ra một “sân chơi” lớn. Rất nhiều địa phương, nơi có tiềm năng gió đang hy vọng địa phương trở thành “thủ phủ” điện gió.

Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, không thể “mạnh ai nấy làm”, bởi sản xuất ra điện mới là một “khâu” của điện năng, còn đường truyền dẫn, bán điện cạnh tranh đến các hộ tiêu dùng.

Khi đề xuất quy hoạch, các địa phương chủ yếu căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thuận lợi của mình mà chưa tính toán được các ràng buộc tổng thể về liên kết vùng, hiệu quả kinh tế tổng thể quốc gia. Cách tiếp cận của Bộ Công Thương, vì thế, vừa theo phương pháp tổng thể, vừa từ dưới lên nghĩa là quan tâm tới đề xuất của địa phương để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương và vừa từ trên xuống nghĩa là cân đối để tối thiểu hóa chi phí toàn hệ thống, cân đối vùng miền, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, nhà đầu tư.

Tại cuộc họp nói trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển nhưng cũng tính đến tổng thể cả nước để bảo đảm hiệu quả, an ninh năng lượng, hạn chế truyền tải điện đi xa để giảm giá thành chung, vừa phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong quy hoạch, dự phòng nguồn điện cho khu vực miền Trung vẫn để ở mức lớn nhất với các lý do: lợi thế phát triển điện trong khu vực rất tốt (gồm điện gió, điện mặt trời) và các địa phương trong khu vực còn khó khăn nên cần ưu tiên.

Phó Thủ tướng khẳng định, “đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết” là quan điểm xuyên suốt trong chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch điện VIII của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương triển khai rà soát quy hoạch một cách toàn diện, công tâm, khoa học, khách quan.

Chỉ có phương án tối ưu chứ không có phương án hoàn hảo. Để có tối ưu cũng là bài toán khó, cần giải quyết tốt quan hệ lợi ích đất nước, địa phương.

Đọc thêm

Băn khoăn với đề xuất điều chỉnh chỉ số SIPAS

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Gần đây, Bộ Nội vụ và một số tỉnh, thành đề nghị xem xét, điều chỉnh “đạt từ 90% trở lên” còn “đạt từ 80% trở lên”. Liệu đề xuất hạ thấp tỷ lệ về chỉ số chỉ số hài lòng của người dân (chỉ số SIPAS) có đồng nghĩa với hạ thấp tiêu chí NTM?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Sự việc đòi 'hỗ trợ' sau khi dựng nhà trái phép trên đất người khác: Trả lời của UBND phường 10 (TP Đà Lạt)

Căn nhà dựng trái phép trên đất của bà Vân. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - UBND phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang giải quyết sự việc người phụ nữ mua mảnh đất từ năm 2009, đã được cấp sổ đỏ, gần đây phát hiện trên đất mọc lên căn nhà trái phép, nhưng người dựng nhà yêu cầu chủ đất phải “hỗ trợ” 500 triệu đồng mới chịu dời ra khỏi thửa đất.

Để nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Để nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
(PLVN) - Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng như các nỗ lực nhằm tăng cường sự tham gia lãnh đạo chính trị của phụ nữ. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (tháng 6 năm 2023), Việt Nam đã tăng 11 bậc...

'Giấc ngủ' của Dinh 1

Du khách chụp ảnh trước cổng Dinh 1 khoá kín cửa.
(PLVN) -  Dinh 1 là một địa danh tham quan nổi tiếng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhưng có một nghịch lý đang xảy ra với di tích này, là du khách muốn vào thăm cũng không được, dù đơn vị quản lý cũng rất muốn mở cửa thu hút. Nguồn cơn đến từ đâu?

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Diễn biến sự việc cấp sai hàng loạt sổ đỏ tại Lâm Đồng: TP Đà Lạt lý giải nguyên nhân vi phạm và hướng xử lý

Khu nhà ở Dinh 1 nhìn từ trên cao. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Như PLVN đã thông tin, khu nhà ở Dinh 1 (còn gọi là kho Dinh 1, kho gạo cũ) nằm gần Dinh 1, phường 10, TP Đà Lạt, trước đây là thửa đất số 152, tờ bản đồ số 4 của Cty Lương thực Lâm Đồng. Ngày 4/3/1993, UBND tỉnh có Quyết định 249/QĐ/UB chuyển giao toàn bộ khu đất cho Cty Kinh doanh & Phát triển Nhà Lâm Đồng.

Diễn biến nghi án làm giả giấy tờ xe lừa tiền tỷ: Công an Đồng Nai ra thông báo tiếp nhận nguồn tin tội phạm

Chiếc xe đứng tên cha nhưng ông Duy đã làm giả giấy tờ đứng tên mình để bán cho ông Quốc.
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài “Nghi án làm giả giấy tờ xe lừa tiền tỷ” phản ánh việc ông Bùi Bảo Quốc (SN 1988, ngụ Tân Hòa, TP Biên Hòa) tố giác sự việc ông Đinh Xuân Duy (SN 1990, ngụ ấp 1, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, cùng tỉnh Đồng Nai) dùng giấy tờ (cà vẹt) có dấu hiệu bị làm giả bán xe nhằm chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng; ngày 23/9/2024, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai đã ra Thông báo số 7562/TB-CSHS-DD2 tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và đang tiến hành điều tra, xác minh.

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Trường hợp trẻ đủ 6 tuổi (72 tháng) mà chưa đến kỳ nhập học lớp 1 thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó. Đối với học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?