Hài hòa giữa trách nhiệm Nhà nước với trách nhiệm người dân trong phổ biến pháp luật

Hài hòa giữa trách nhiệm Nhà nước với trách nhiệm người dân trong phổ biến pháp luật
(PLVN) -Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, chiều 9/11, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm giao lưu với chủ đề “Triển khai công tác PBGDPL theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân và Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW”. 

Hai khách mời tham dự Tọa đàm là bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp và bà Kim Thị Ánh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo đánh giá của bà Ngô Quỳnh Hoa, qua tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW cho thấy công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân được tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: một số cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác PBGDPL. Nội dung PBGDPL chưa thật sự bám sát với đời sống của người dân; hình thức phổ biến chưa thật sự hiệu quả. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra…

Đứng trước yêu cầu và bối cảnh cần có sự đổi mới mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa đối với công tác PBGDPL, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Trong những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phương tiện thông tin đại chúng, cần đổi mới, sáng tạo hơn nữa trong hình thức, cách thức triển khai công tác PBGDPL… Đó là những lý do cơ bản và cần thiết để Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 80-KL/TW.

Khái quát một số điểm mới của Kết luận số 80-KL/TW, bà Hoa cho biết Kết luận này đã tiếp nối và phát triển những giá trị của Chỉ thị 32 đồng thời bổ sung thêm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để góp phần giúp công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới.

“Một trong những điểm mới nổi bật là Kết luận số 80-KL/TW không chỉ xác định trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong công tác PBGDPL mà còn xác định rõ vai trò nòng cốt của Nhà nước trong công tác này; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội; xác định trách nhiệm của người dân trong việc chủ động tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật. Đây là điểm mới thể hiện sự hài hòa giữa trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của xã hội, của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong tham gia PBGDPL”, bà Hoa nhấn mạnh.

Ngoài ra, bà Hoa cũng cho biết, nếu như Chỉ thị 32 chỉ tập trung phổ biến các VBQPPL thì Kết luận số 80-KL/TW yêu cầu phải thực hiện phổ biến, tuyên truyền pháp luật ngay từ khâu xây dựng dự thảo văn bản. Cùng với đó, Kết luận số 80-KL/TW cũng yêu cầu phải tuyên truyền tất cả các vấn đề dư luận quan tâm, cần định hướng dư luận, các vấn đề nổi cộm, nhiều vướng mắc trong xã hội. Hình thức, cách thức PBGDPL cần đa dạng hơn, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác PBGDPL.

Đặc biệt, Kết luận cũng xác định rõ vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong mối quan hệ với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật theo hướng PBGDPL là khâu đầu tiên đưa pháp luật vào cuộc sống, thúc đẩy việc thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật một cách nghiêm minh, hiệu quả. Đồng thời PBGDPL phải gắn với hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật…

Theo bà Hoa, để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới, cần quán triệt đầy đủ các nội dung của Kết luận số 80-KL/TW và Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tạo đồng bộ trong nhận thức, cách thức triển khai. Cần kịp thời phát hiện bất cập, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt từ khâu thể chế, để tổng hợp phục vụ cho việc sửa đổi Luật PBGDPL trong thời gian tới. Công tác PBGDPL cần theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đối tượng đặc thù, còn yếu thế trong xã hội. Quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện PBGDPL đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác này…

Để kịp thời thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, bà Kim Thị Ánh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Vĩnh Phúc cho biết: Sở đã kịp thời tham mưu cho Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh trình Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 41- CT/TW ngày 10/8/2020 về việc lãnh đạo, chỉ đạo tiếp thục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. Nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị số 41 là tiến hành tổng kết Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh về tăng cường công tác PBGDPL giai đoạn 2016-2020, tiếp tục triển khai hiệu quả công tác này giai đoạn 2021-2025.

Sau khi Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 143 về triển khai thực hiện Chỉ thị này.  Kế hoạch tập trung vào tăng cường sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, nâng cao trách nhiệm của người đứng trong chỉ đạo triển khai công tác PBGDPL. Xây dựng nguồn nhân lực thực hiện công tác BGDPL theo hướng hướng mạnh về cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của đội ngũ luật gia, luật sư. Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL đảm bảo phù hợp với từng địa bàn, đừng đối tượng. Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021 của Thủ tướng Chính phủ… 

Đọc thêm

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.