Hải Dương thu hút đầu tư tăng vọt trong năm 2023

Hải Dương thu hút đầu tư tăng vọt trong năm 2023
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong năm 2023, tỉnh Hải Dương đã thu hút đầu tư nước ngoài tăng gấp 3 lần và đầu tư trong nước tăng gần 6 lần so với năm ngoái. Trong đó, thu hút đầu tư nước ngoài được đánh giá là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Hải Dương phát triển và tạo ra những giá trị khác biệt.

Thu hút đầu tư nước ngoài hơn 1 tỷ USD

Trong bối cảnh tăng trưởng chung của cả nước chưa đạt như kỳ vọng, tỉnh Hải Dương đã chủ động xây dựng các kịch bản phát triển phấn đấu ở mức cao nhất, nhờ đó địa phương tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá so với mức trung bình chung của cả nước. Tình hình kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, dự kiến có 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra.

Theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của UBND tỉnh Hải Dương, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP theo giá hiện hành) ước đạt hơn 184 nghìn tỷ đồng, tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 11/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê ước tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt 8,16% (kế hoạch năm tăng trên 9%). Tổng cầu của nền kinh tế tăng khoảng 10,4% so với năm trước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành: Nông, lâm, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tương ứng là 8,8% - 61,8% - 29,4%.

Lĩnh vực công nghiệp đã dần phục hồi và có sự chuyển biến tích cực; các đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; xây dựng chương trình khuyến công của địa phương tiếp tục thực hiện. Trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương ước đạt hơn 336 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (HP) năm 2023 ước tăng 8,3%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng khá so với cùng kỳ như: Điện sản xuất tăng 17%; thức ăn chăn nuôi tăng 11,3%; sắt, thép không hợp kim tăng 6,2%; lắp ráp ô tô tăng 37,7%.

Trong năm 2023, lĩnh vực đầu tư công cũng được tỉnh phân bổ và triển khai ngay từ đầu năm. Để đẩy nhanh tiến độ, UBND tỉnh Hải Dương đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp để tập trung chỉ đạo và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng về thủ tục đầu tư, triển khai dự án; đặc biệt là các vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng tồn tại từ nhiều năm trước. Đến nay một số dự án đã cơ bản giải quyết xong như: Dự án xây dựng tuyến đường trục Đông - Tây (tỉnh Hải Dương); Đầu tư xây dựng đường trục Bắc - Nam (huyện Thanh Miện, giai đoạn 1); Đầu tư xây dựng đường tỉnh 394B (đoạn từ QL5 đến KCN Phúc Điền mở rộng); Xây dựng đường gom đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kim Thành…

Hoạt động đầu tư của tỉnh Hải Dương có nhiều khởi sắc. Tổng số vốn đầu tư phát triển xã hội ước đạt gần 61 nghìn tỷ đồng, tăng 15%. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với GRDP ước đạt 33,1% vượt kế hoạch đề ra (33%). Nổi bật nhất phải kể để hoạt động thu hút đầu tư, tăng vượt bậc về vốn đăng ký cả trong nước và nước ngoài.

Theo đó, đầu tư nước ngoài đạt kết quả rất cao, tổng vốn đăng ký đạt 1 tỷ 136 triệu USD, tăng gấp 3,1 lần so với năm trước. Trong đó, 74 dự án được cấp mới với vốn đăng ký 990 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 32 dự án với số vốn tăng thêm 140 triệu USD; 15 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn vốn 6 triệu USD.

Đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký là gần 12 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 5,6 lần so với năm trước. 47 dự án mới được chấp thuận chủ trường đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 7,3 nghìn tỷ.

Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 534 dự án FDI đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ với vốn đăng ký là hơn 10 tỷ USD; có 284 dự án nằm trong khu công nghiệp (KCN), tổng số vốn gần 6 tỷ USD.

KCN Đại An gần 200ha được đánh giá là KCN kiểu mẫu của tỉnh với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

KCN Đại An gần 200ha được đánh giá là KCN kiểu mẫu của tỉnh với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2024: phấn đấu đạt 15/15 chỉ tiêu kinh tế và xã hội

Tính đến nay, Hải Dương đã giải ngân được gần 3,6 nghìn tỷ đồng, ước cả năm tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt trên 95%. Tiến độ lập phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung đô thị; điều chỉnh chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2030; lập đề án phân loại đô thị theo quy định cũng được tỉnh Hải Dương đẩy nhanh. Địa phương đã hoàn thành đề án phân loại nâng cấp đô thị cho TP Hải Dương (đô thị loại I), TP Chí Linh (đô thị loại III), thị xã Kinh Môn (đô thị loại IV); các xã Thanh Quang (huyện Nam Sách), Hưng Đạo (huyệnTứ Kỳ) và Đoàn Tùng (huyện Thanh Miện) đạt tiêu chí đô thị loại V. Hiện nay, UBND huyện Cẩm Giàng đang lập đề án phân loại thị trấn Lai Cách theo tiêu chí đô thị loại IV.

Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng được Hải Dương nâng lên ở mức cao mới. Hiện tỉnh có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến cuối năm 2023, dự kiến địa phương có 59 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao đối với huyện Cẩm Giàng.

Từ những kết quả khả quan đó, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu trong năm 2024, địa phương sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các ngồn lực xã hội để tạo ra sự phát triển bứt phá hơn nữa. Hải Dương phấn đấu đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu kinh tế và xã hội trong năm tới.

Trong đó, 7 chỉ tiêu về kinh tế, bao gồm: Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 9% trở lên; Tỷ lệ vốn đầu tư phát tiển trên địa bàn so với GRDP đạt 35%; Thu ngân sách nội địa phấn đấu tăng 10% so với dự toán; Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 205 triệu đồng; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt 16,8%; Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 15% so với thực hiện năm 2023; Tỷ lệ đô thị hóa đạt 42%.

FDI là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Hải Dương phát triển và tạo ra những giá trị khác biệt. (Ảnh minh họa)

FDI là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Hải Dương phát triển và tạo ra những giá trị khác biệt. (Ảnh minh họa)

Đối với 6 chi tiêu về xã hội, Hải Dương đặt mục tiêu: Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ đạt 32,7%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 46,5%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 93,8%; Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, mầm non 70,5%, tiểu học 96,7%, THCS 92%, THPT 75%; Số giường bệnh (không tính các trạm y tế cấp xã) đạt 32,7 giường/vạn dân; 9,8 bác sĩ/vạn dân; Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 1,2%.

Đối với 2 chỉ tiêu về môi trường Hải Dương đặt mục tiêu, 100% các cụm công nghiệp (có chủ đầu tư hạ tầng) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu; Tỷ lệ các dự án thuộc đối tượng được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt 100%.

Để thu hút đầu tư, việc phát triển kết cấu hạ tầng được địa phương đặc biệt chú trọng. Cùng với việc triển khai những dự án giao thông trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường dây và trạm biến áp 110kV, 220kV, 500kV trên địa bàn… tỉnh Hải Dương cũng rất quan tâm đến việc phát triển các khu, cụm công nghiệp (CCN).

Hải Dương hiện có 17 KCN đã được thành lập, với diện tích hơn 2.700ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt gần 53%. Trong đó, có 12 KCN đã đầu tư xây dựng và kinh doanh với diện tích, tỷ lệ lấp đầy hơn 72%. Có 4 KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, gồm Gia Lộc, Tân Trường mở rộng, Phúc Điền mở rộng, Kim Thành; và giai đoạn 2 của Đại An mở rộng. Còn có thêm 1 KCN Lương Điền - Ngọc Liên có diện tích gần 150ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư năm 2023.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng có 58 CCN đã được thành lập với tổng diện tích gần 3.000ha. Trong đó, 32 CCN đã có dự án thứ cấp vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%. Riêng CCN Lương Điền đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa có dự án thứ cấp vào hoạt động, còn lại 25 CCN đang được các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật triển khai các thủ tục để thực hiện đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.