Hai điểm nóng ô nhiễm nhiều năm 'chờ giải quyết' ở Đà Nẵng

Kênh nước đen sì bên mỏ than
Kênh nước đen sì bên mỏ than
(PLVN) - Tình trạng ô nhiễm môi trường tại thôn Phước Hậu (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) do bị ảnh hưởng của cơ sở kinh doanh than Đông Bắc (thuộc Công ty CP Than Đông Bắc, Quảng Ninh) được biết đến suốt 10 năm qua.  Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà) cũng là điểm nóng ô nhiễm liên tục được nhắc đến. Sau rất nhiều phản ánh, tình trạng vẫn chưa được xử lý triệt để.

Mỏ than trên núi gây ô nhiễm 

Vào những ngày nắng, người dân thôn Phước Hậu thường xuyên chịu cảnh bụi than từ bãi chứa than Đông Bắc bay đến gây bụi bặm, dính bẩn, ô nhiễm mọi đồ dùng sinh hoạt, nguồn nước… Ông Bùi Thanh Minh (ngụ thôn Phước Hậu) cho biết, mùi than nồng nặc khét lẹt làm ai nấy vô cùng khó chịu.

Người già, trẻ em thường xuyên đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Kho bãi chứa than chỉ cách khu dân cư một con đường rộng 5m, hàng đêm tiếng động cơ xe tải trọng tải lớn, rồi máy xúc hoạt động rầm rầm làm người dân không ngủ được… 

Theo ông Minh, bức xúc nhất hiện nay vẫn là tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, thấy rõ nhất vào những ngày mưa. Nguồn nước thải từ bãi chứa than đã làm ô nhiễm hoàn toàn khe nước tự nhiên trên núi ngay sát thôn, làm hơn 11 ha đất nông nghiệp không thể canh tác được nữa, phải bỏ hoang.

Việc chăn nuôi cũng bị thiệt hại. Ông Minh dẫn chứng, cả khu dân cư trước đây có hơn 200 con bò, nhưng do uống nguồn nước ô nhiễm từ bãi than đã bị bệnh, chết, đến nay chỉ còn không đầy 20 con. Tất cả nước giếng sinh hoạt trong khu vực đều bị ngấm nước từ bãi than trở thành màu đen, bốc mùi hôi thối không thể sử dụng…  

Thời gian qua, PLVN cũng đã có một số ghi nhận, phản ánh tình trạng trên. Sau đó đại diện phía cơ sở mỏ than thông tin, để hạn chế tiếng ồn, đơn vị ngừng hoạt động vào ban đêm, chỉ làm việc giờ hành chính. Tuy nhiên phía người dân không đồng tình với nội dung trả lời này.

Trao đổi báo chí, ông Nguyễn Tấn Phát, Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn cho biết, từ năm 2017, người dân thôn Phước Hậu đã kiến nghị lên xã, lên huyện về tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến khu dân cư ở cơ sở kinh doanh than Đông Bắc. Phòng Tài nguyên – Môi trường (TNMT) huyện đã tiến hành kiểm tra và đã có Công văn số 672, ngày 11/12/2017 trả lời kiến nghị người dân. 

Theo công văn này: “Phòng TNMT phối hợp UBND xã Hòa Nhơn, Trung tâm quan trắc TNMT Đà Nẵng, lấy mẫu phân tích mẫu nước thải tại vị trí đập tràn hệ thống lọc cơ sở kinh doanh than Đông Bắc. Kết quả phân tích thử nghiệm ngày 4/12/2017 cho thấy các chỉ tiêu, thông số tại vị trí lấy mẫu nước thải ra môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn 40: 2011/BTNMT quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp…”. 

Công văn này cũng yêu cầu cơ sở kinh doanh than Đông Bắc xây dựng hệ thống thu gom nước thải, xây dựng tường rào chắn, không để nước mưa chảy từ bãi chứa than ra khu dân cư, phải hoàn thành trước ngày 15/1/2018.

Hàng ngày phải dùng xe phun nước chống bụi, quét dọn sạch sẽ nước thải than và bụi than khu vực cổng ra vào cơ sở và tuyến đường giao thông vào cơ sở.  Cũng theo ông Phát, UBND xã đã đề xuất chuyển cơ sở kinh doanh than Đông Bắc vào Cụm Công nghiệp Hòa Nhơn trong thời gian tới khi Cụm Công nghiệp này được xây dựng tại thôn Phước Thuận.

Đến nay đã quá hạn yêu cầu xây dựng hệ thống thu gom nước thải, người dân lại tiếp tục có phản ánh cho rằng, tình trạng gây ô nhiễm môi trường của kho bãi chứa than Đông Bắc đối với khu dân cư vẫn chưa được cải thiện.

Ô nhiễm kéo dài ở cảng cá

Đi vào hoạt động từ năm 2004, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích 58 ha mặt nước, bốn ha trên bờ. Theo đánh giá, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đang chịu nhiều áp lực về môi trường.

Ông Phạm Bá Hùng, Phó Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (BQL) cho biết, bình quân số lượng tàu thuyền neo đậu trong Âu thuyền khoảng 400 chiếc mỗi ngày, số lượng tàu thuyền cập cảng khoảng 50 - 55 lượt mỗi ngày đêm, vào những ngày mưa bão số lượng tàu thuyền neo đậu lên đến 800, thậm chí 1.200 chiếc khi cao điểm…

Hai điểm nóng ô nhiễm nhiều năm 'chờ giải quyết' ở Đà Nẵng ảnh 1
Cảnh ô nhiễm tại Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang

Ngoài ra, tại đây còn có chợ đầu mối, hàng ngày tập trung hàng nghìn lao động, tư thương lưu trú, buôn bán, sinh hoạt. Theo thống kê, năm 2017, tổng lượng rác thải tại khu vực khoảng 1.656 m3 rác thải, năm 2018, gần 2.000 m3 rác thải…

Với lượng rác thải khổng lồ như thế, nhưng Đội Môi trường của BQL chỉ có 14 cán bộ, nhân viên hàng ngày thực hiện nhiệm vụ dọn vệ sinh môi trường, thu gom rác thải 8 tiếng mỗi ngày, kể cả ngày lễ, tết, dội rửa, phun vi sinh khử mùi tại khu vực chợ, nhà chứa rác, cầu cảng.

“Có thể nói công việc làm không xuể, có những hôm thời tiết thay đổi, số lượng tàu thuyền vào nhiều, đội môi trường phải mất tới 2-3 ngày mới dọn xong lượng rác thải ra”, ông Hùng nói. 

Để đảm bảo môi trường, ngoài dọn rác, theo ông Hùng, đơn vị còn vận động tư thương lắp đặt 1 cân điện tử tại vị trí cầu cảng số 3, đầu tư 1 xe điện chở thùng rác… nhằm nâng cao năng lực bố xếp hàng hóa, giải phóng hàng nhanh, không để cá vụn, nước thải rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, nhanh chóng hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo trạm xử lý nước thải…

Ông Phạm Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang thừa nhận, mặc dù đơn vị đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng đấy mới chỉ dọn dẹp phần rác thải cứng.

Vấn đề nan giải nhất với âu thuyền, cảng cá vẫn là mùi hôi. Ông Thành thông tin, mùi hôi có từ các nguồn: Từ vận chuyển làm rơi vãi nước thải, cá vụn trên đường khu vực cảng cá, vấn đề này đã được xử lý bằng hóa chất tẩy rửa, điện giải; mùi hôi bùn nước từ đáy lòng hồ âu thuyền.

“Trên thực tế địa lý, bản chất Âu thuyền là một cái ao tù, chỉ có một đường thông ra duy nhất tại vịnh Mân Quang, năm 2010, đã có ý kiến đề xuất từ Sở NN-PTNT sẽ đào một kênh dẫn nước từ sông Hàn phía bờ Nại Hiên Đông, thông vào Âu thuyền, tạo dòng chảy lưu thông, nhưng không hiểu lý do gì, ý kiến ấy đã không thực hiện được”, ông Thành nói.

Ngoài ra, việc người dân thiếu ý thức, thường xuyên vứt rác xuống Âu thuyền cũng đang trở thành vấn đề nan giải. Mặc dù BQL đã thường xuyên tuyên truyền bằng mọi hình thức và cho ký cam kết với các chủ tàu thuyền, nhưng để xử lý hành vi này khó thực hiện, do BQL là đơn vị sự nghiệp  không có chức năng xử phạt; phạm vi quá rộng, nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia hoạt động trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm

(PLVN) - UBND Đồng Nai vừa có Kết luận thanh tra 04/KL-UBND (KLTT) thanh tra toàn diện 3 dự án do Sở KH&CN làm chủ đầu tư. Trong đó có dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (giai đoạn 1) tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ; đến nay chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, chưa quyết toán dự án hoàn thành.

Đọc thêm

Hy hữu: Phạm nhân trốn trại, trại giam không truy tìm

Đơn của người tố cáo và Công văn 490/VKS-ƯH gửi Báo PLVN.
(PLVN) - Ngày 11/4/2023, Báo PLVN nhận được đơn tố cáo của một công dân về việc ông Xuân Văn Th (SN 1957; ngụ thôn Quảng Tái, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đang là phạm nhân bị giam giữ tại Trại giam Trại Chăm (nay là Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình) nhưng lại trốn về sinh sống tại địa phương trong thời gian dài.

Vụ điện mặt trời “núp bóng” trang trại nông nghiệp tại Quảng Nam: Thanh tra đã chuyển công an điều tra sự việc

HTX Mỹ Tân An cho DN thuê đất làm điện năng lượng mặt trời trên đồi Trà Quân.
(PLVN) -  Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Trí Thanh vừa ký ban hành văn bản trả lời ý kiến cử tri về việc đề nghị kiểm tra, xử lý triển khai dự án điện năng lượng mặt trời, nuôi gà công nghiệp do Cty Thanh Quảng thực hiện tại đồi Trà Quân (thôn Bích Trang, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành).

Vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản của khách: CQĐT thay đổi tội danh, bắt tạm giam nghi phạm

Văn bản 398/CV- CSĐT trả lời Báo Pháp luật Việt Nam của Công an TX Nghi Sơn.
(PLVN) - Trả lời Báo PLVN về vụ việc ông Lê Văn Huyên (ngụ phường Hải Ninh, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tố bị một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Phòng giao dịch Nghi Sơn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, Cơ quan CSĐT Công an TX Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, sau khi khởi tố vụ án đã xác định lại tội danh, đồng thời bắt tạm giam Lê Thanh Quang để phục vụ điều tra.

Quảng Bình: Nguyên Chủ tịch xã bị lập biên bản phá rừng

Ông Lê Quốc Khanh (áo sọc) và ông Lê Chánh Hợp (áo trắng), trú thôn Tân Đa, xã Tân Thủy tại hiện trường.
(PLVN) - Ông Trần Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, với dự án rừng thông Việt Đức, hiện không có chủ trương khai thác rừng thông, trừ trường hợp hỏa hoạn, thiên tai thì cần phải xem xét. Với trường hợp của ông Lê Quốc Khanh, khi phát hiện ngày 27/3, Chủ tịch xã đã giao Phó Chủ tịch xã, kiểm lâm xã, thôn, lập biên bản để xử lý vi phạm hành chính.

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình
(PLVN) - Một cá nhân nhận chuyển nhượng đất qua đấu giá, được cấp sổ đỏ từ 2012, nhưng đến 2021 người hàng xóm lại được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ chồng lấn lên phần đất trên, dẫn đến tranh chấp.

Đống Đa (TP Hà Nội): Đất công bị chiếm dụng gần 30 năm

Khu vực được cho là đất công.
(PLVN) - Theo đơn của một số người dân phường Láng Hạ (quận Đống Đa, TP Hà Nội), một diện tích đất công do UBND phường quản lý đã bị một số cá nhân lấn chiếm. Sự việc đã nhiều lần được kiến nghị nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Vi phạm tài chính ở BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) về công tác quản lý tài chính; chấp hành pháp luật về thuế, phí và lệ phí, các khoản nộp ngân sách Nhà nước trong hai năm 2020 - 2021 tại BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (BVĐK); chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục, xử lý.

Khu vực dự án hồ chứa nước Hố Khế (Quảng Nam): Ồ ạt xây nhà trái phép “đón đầu” bồi thường

Qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.
(PLVN) - Thời gian qua, sau khi xuất hiện thông tin Nhà nước chuẩn bị xây dựng dự án hồ chứa nước Hố Khế, nhiều người dân huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đã cấp tốc mua, vận chuyển vật tư, ồ ạt xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp để chờ đền bù. Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.

Nghệ An: Nhường đất cho thủy điện rồi mỏi mòn chờ khu tái định cư

Khu tái định cư 17 hộ dân đầu tư nhiều tỷ đồng, đến nay mới chỉ có 4 hộ vào làm nhà ở.
(PLVN) - Hai khu tái định cư khẩn cấp cho người dân tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) bị ảnh hưởng bởi nhà máy thuỷ điện; sau hơn 5 năm triển khai vẫn chưa xong. Có người dân đã không chờ được khu tái định cư (TĐC) để đến làm nhà ở, đến khi mất đi vẫn phải thờ trong các lều tạm bợ. Khu đất từng bỏ tiền tỷ ra làm mặt bằng để xây khu TĐC nhưng xảy ra sạt lở lại vẫn được lựa chọn làm dự án tái định cư lần thứ hai và tiếp tục xảy ra sạt lở.

Cẩn thận “bẫy” lừa đảo tuyển dụng

Hệ thống siêu thị Co.opmart cảnh báo tình trạng giả mạo Co.opmart để lừa đảo tuyển dụng. (Ảnh Co.opmart)
(PLVN) -  Lợi dụng nhu cầu tìm việc ngày càng tăng của người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã thực hiện các chiêu trò tuyển dụng ảo, dụ dỗ ứng viên khiến họ “sập bẫy”, mất tiền.

Tiếp vụ người mua trúng đấu giá đất bị từ chối cấp sổ đỏ: VKS Bình Dương ra quyết định kháng nghị

Lô đất bà Phượng đấu giá trúng nhưng bị từ chối cấp sổ đỏ.
(PLVN) -  Cho rằng bản án của TAND tỉnh Bình Dương trái với pháp luật, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương kháng nghị bản án này. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án (THA) TP Thuận An cũng đã kháng cáo để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho người mua trúng đấu giá tài sản.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, dự kiến hôm nay (10/3), TAND TP HCM đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) bị “phù phép” để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Trước phiên xử vụ “chiếm đoạt nhà đất” tại phố Bà Triệu (Hà Nội): LS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề

Khu đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (9/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xử bị cáo Lương Thế Hiển (nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở TN&MT Hà Nội, ngụ phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (vợ Hiển) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước phiên xử, một số LS bào chữa đã có văn bản kiến nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Kỳ án “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất

Khu đất trong vụ án.
(PLVN) -  TAND TP HCM đang chuẩn bị đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) trái luật để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Phát hiện bãi tập kết gỗ trái phép tại Kon Tum

Gỗ hộp lớn được phát hiện tại tại mỏ khai thác cát, sỏi Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87, huyện Đăk Hà, Kon Tum.
(PLVN) - Công an tỉnh Kon Tum vừa phát hiện khối lượng gỗ lậu trái phép được giấu trong bãi cát tập kết khoáng sản của một điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Đăk Pxi thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum.