Hải chiến vì hải sản

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Mới rồi, tàu đánh cá của ngư dân Anh và Pháp có mấy trận đụng độ quyết liệt ở Eo biển Manche. Những trận hải chiến này diễn ra ở vùng lãnh hải bên ngoài phạm vi khu vực 12 hải lý của cả hai bên. Súng đạn không được dùng đến nhưng con thuyền đánh cá được sử dụng làm vũ khí tấn công và bom xăng được sử dụng để đẩy nhau ra khỏi ngư trường.

Nguyên cớ sâu xa là tranh chấp hải sản. Ở nơi đây có một loài sò huyết rất giá trị và rất được ưa chuộng ở cả hai phía. Ngư trường nơi này đưa lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân vùng ven biển ở cả hai phía Eo biển Manche. Hàng chục ngàn chỗ làm việc phụ thuộc vào đánh bắt hải sản ở ngư trường này. Không có gì lạ khi tranh chấp và xô xát xảy ra bởi giữa Anh và Pháp cho tới nay chưa có thỏa thuận pháp lý quốc tế nào về phân định ngư trường và cùng khai thác hải sản. Đụng độ như vừa xảy ra đã xảy ra từ cách đây 15 năm. 

Nguyên cớ lần này khiến cho hải chiến vì hải sản lại bùng phát và với mức độ quyết liệt hơn là bởi ngư dân Anh thoải mái đánh bắt hải sản ở ngư trường trong khi ngư dân Pháp bị chính một quy định của Pháp cấm đánh bắt. Nhằm mục đích để cho ngư trường hồi phục nguồn tài nguyên, phía Pháp tự đưa ra quy định là chỉ đánh bắt hải sản ở vùng này từ đầu tháng 10 hàng năm đến giữa tháng Giêng năm sau. Trong khi ngư dân Pháp chờ đến mùa được ra khơi đánh bắt hải sản ở ngư trường này thì ngư dân Anh đã ra biển săn lùng hải sản trước. Sau những trận hải chiến vừa rồi, ngư dân ở cả hai phía đòi chính phủ  của họ đưa hải quân đến khu vực này để bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản.

Không có thỏa thuận giữa hai chính phủ để xử lý việc này, nhưng cả Anh lẫn Pháp đều là đồng minh trong NATO và Anh vẫn chưa ra khỏi EU. Sau khi Anh rời khỏi EU rồi thì không biết hải sản làm cho hải chiến còn quyết liệt thêm nữa đến mức nào.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.