vang bóng một thời

Hai câu chuyện ly kỳ quanh bản nhạc “Dạ cổ hoài lang”

Khu tưởng niệm Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu.
Khu tưởng niệm Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tình yêu thương, nỗi nhớ nhung chính là chất xúc tác để Cao Văn Lầu sáng tác nên “Dạ cổ hoài lang”, bản ca cổ lừng danh được người dân miền Tây Nam bộ và cả nước say mê. Ít ai biết, bản cổ nhạc còn góp một chiến công trong cuộc cách mạng giải phóng đất nước.

Mối tình trắc trở

Là một người con nổi tiếng của Bạc Liêu, nhưng thực chất, quê hương của nhạc sĩ Cao Văn Lầu là ở Long An. Ông sinh ngày 22/12/1890 tại xóm Cây Cui, thôn Thuận Lễ, tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là tỉnh Long An). Ông là con thứ 5 trong một gia đình có 6 người con nên thường đường gọi là Sáu Lầu. Cha của ông là ông Cao Văn Giỏi thường được gọi là Chín Giỏi, có thời gian là nghệ nhân thổi kèn, đánh trống nhạc lễ, sau làm thầy tuồng cho gánh hát bội.

Năm Cao Văn Lầu 4 tuổi, vào một đêm tối trời, cha ông cùng với hơn 20 gia đình nông dân đã giong xuồng, rời quê hương xuôi Nam để tìm sinh kế, bởi không thể chịu nổi các thế lực cường hào ác bá ở địa phương chèn ép đến không còn đường sống.

Họ chọn Rạch ông Bổn, Bạc Liêu làm nơi sống mới của mình. Năm 1901, Cao Văn Lầu tu học ở chùa Vĩnh Phước An, sau đó học chữ quốc ngữ. Năm 16 tuổi, được cha dẫn đến gặp nhạc sư Lê Tài Khí nổi tiếng ở Bạc Liêu để học đánh đàn. Nhạc sư là một người tật nguyền, mù cả hai mắt và có tật ở chân nhưng rất nổi danh trong làng nhạc. Sáu Lầu rất được thầy thương vì ông biết chữ, lại có tố chất trong âm nhạc, thông minh và cần cù học hỏi. Càng học, Cao Văn Lầu càng chứng tỏ thiên tư, ngón đàn càng điêu luyện, rung động lòng người.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Một lần, nhạc sư yêu cầu các học trò của mình sáng tác một bản nhạc nói về nỗi lòng của một người phụ nữ ngóng chờ chồng nơi biên thùy xa xôi. Để tạo nguồn cảm hứng cho học trò, thầy Tài Khí đã kể câu chuyện về người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến nhiều năm, nàng vò vò một mình ở nhà thêu thùa, nữ công gia chánh, một lòng ngóng chồng. Nàng còn làm những bài thơ tứ tuyệt day dứt nỗi nhớ thương. Đó là sự tích “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn.

Với tâm hồn người nghệ sĩ đầy rung cảm, Cao Văn Lầu đã đồng cảm sâu sắc, rưng rưng cùng nỗi lòng thiếu phụ. Trong một đêm, ông sáng tác ra bản nhạc “Dạ cổ hoài lang” với những giai điệu nức nở, day dứt. Thế nhưng, biến cố xảy ra với gia đình nhạc sư, bản nhạc cũng chưa được Sáu Lầu đờn cho thầy nghe.

Năm 21 tuổi, Cao Văn Lầu được cha mẹ gọi về nhà để lấy vợ. Vợ ông là một cô gái nết na, xinh đẹp nức tiếng trong vùng. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ tuy nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng tràn ngập tiếng cười. Hai vợ chồng ngày đi làm mướn kiếm sống, tối quấn quýt bên nhau. Vì mưu sinh, lúc này Sáu Lầu đã chấp nhận từ bỏ ước mơ, sở trường của mình là gảy đàn kìm.

Thế nhưng, cuộc sống nghèo khó nhưng bình dị và hạnh phúc mà ông lựa chọn cũng không được lâu bền. Lấy nhau mãi mà hai vợ chồng chưa có con. Đến năm thứ ba, theo tục lệ của quê nhà thời ấy, nhà chồng phải trả con dâu không sinh được con về cho cha mẹ đẻ. Tình vợ chồng đang sắt son, thắm thiết bỗng nhiên phải chia tay bởi hủ tục, lề thói cũ. Xa vợ, Cao Văn Lầu như người mất hồn, không chịu lấy vợ mới, vẫn ngày ngày thương nhớ vợ. Một lần, Sáu Lầu lặn lội sang thăm vợ thì hay tin cô đã bỏ nhà đi biệt tích. Người chồng trẻ như chết điếng.

Trong nỗi ân hận, nỗi nhớ nhung, thương xót và cả oán hận những hủ tục bất công chia rẽ tình vợ chồng, Cao Văn Lầu cầm lại chiếc đàn kìm đã bỏ xó từ lâu, đàn lên khúc ca day dứt “Dạ cổ hoài lang”. Rồi trong tiếng nức nở xót xa, những lời bài hát cũng bật lên trong tâm trí ông. “Đường dù xa ong bướm/ Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang/ Còn đêm luống trông tin nhạn/ Ngày mỏi mòn như đá vọng phu/ Vọng phu vọng luống trông tin chàng/ Lòng xin chớ phũ phàng...”. Khúc ca là nỗi day dứt vì tình vợ chồng đứt đoạn, là nỗi thấu cảm, xót thương cho người vợ phải xa cách, ngóng trông chồng.

Sau khi cất lên khúc hát mang nặng nỗi lòng, Cao Văn Lầu đã quyết tâm bỏ nhà đi, bôn ba khắp chốn tìm vợ. Rồi một ngày kia ông được tin vợ mình đang làm công quả tại một ngôi chùa vùng thôn quê, Sáu Lầu tìm đến và gặp được vợ mình. Hai người trùng phùng, mừng mừng tủi tủi. Cao Văn Lầu không đưa vợ về quê mà hai người tự tìm chốn riêng để sống với nhau, cho đến ngày người vợ thụ thai, ông mới đưa vợ về, ra mắt lần nữa với cha mẹ. Lần này, cha mẹ ông đã đón nhận con dâu.

Chuyện tình của họ đã kết thúc có hậu, bà lần lượt hạ sinh cho ông 7 người con, gồm 5 trai và 2 gái. Gia đình ông sớm giác ngộ cách mạng, 4 người con trai của ông đều tham gia bộ đội. Riêng Cao Kiến Thiết từng là cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ.

Ly kỳ chuyện “Dạ cổ hoài lang” cứu chiến sĩ cách mạng

Tuy mối tình của vợ chồng Cao Văn Lầu đầy trắc trở và nước mắt, nhưng chính đoạn tình duyên bị chia lìa ấy đã góp phần cho ra đời một ca khúc bất hủ trong làng ca cổ Việt. Năm 1919, Cao Văn Lầu nổi danh khắp nơi cùng với ca khúc “Dạ cổ hoài lang”. Ca khúc được trình diễn trong hầu hết những buổi văn nghệ, ca cải lương lớn nhỏ khắp lục tỉnh Nam kỳ. Cao Văn Lầu được mời tham gia nhiều nhóm đờn ca tài tử địa phương, sau đó được mời làm trưởng một đoàn hát. Sự nghiệp sáng tác của ông còn ghi dấu ấn với nhiều tác phẩm khác, nhưng không một bài nào vang danh như “Dạ cổ hoài lang”.

Có một câu chuyện liên quan đến “Dạ cổ hoài lang” đầy xúc động đó là chuyện Cao Văn Lầu dùng bài hát của mình để cứu sống các chiến sĩ cách mạng đang sắp bị xử bắn. Bạc Liêu vốn là cái nôi hoạt động cách mạng từ trước năm 1945 cho đến thời chống Mỹ.

Khu trưng bày bộ nhạc cụ Cao Văn Lầu đã từng chơi bản “Dạ cổ hoài lang” để cứu các chiến sĩ cách mạng.

Khu trưng bày bộ nhạc cụ Cao Văn Lầu đã từng chơi bản “Dạ cổ hoài lang” để cứu các chiến sĩ cách mạng.

Bản thân Cao Văn Lầu và gia đình ông cũng đã sớm giác ngộ cách mạng, hầu hết các con ông đều tham gia kháng chiến. Năm 1947, có nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt và chuẩn bị chịu án tử. Lúc này, Cao Văn Lầu đã nhận nhiệm vụ dùng tiếng đàn của mình để đánh lạc hướng quân địch, giải cứu các chiến sĩ đang bị giam cầm. Cao Văn Lầu đã tổ chức ban nhạc vào biểu diễn trong trại giam Bạc Liêu suốt ba đêm liền.

Vào đêm cuối cùng, lúc bản “Dạ cổ hoài lang” vang lên nức nở, hòa trong tiếng đờn kìm, sáo nhị, tiếng trống rộn rã, lực lượng cách mạng đã phá cửa nhà giam, nơi những tên lính đang mê đắm trong âm nhạc, thành công giải thoát 6 chiến sĩ cách mạng. Sau đó, bằng ngón đàn của mình, Cao Văn Lầu tổ chức lưu diễn khắp nơi, “ru ngủ” quân địch để lực lượng cách mạng hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng.

Câu chuyện này đã được xác thực bởi chính quyền Bạc Liêu, hiện nay Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (ở TP Bạc Liêu) có bản ghi câu chuyện, đồng thời bộ nhạc cụ mà ban nhạc Cao Văn Lầu trình diễn đêm ấy vẫn được trưng bày trang trọng tại nhà lưu niệm.

Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên. Có nghĩa là, Cao Văn Lầu là người sáng tác, nhưng các nghệ nhân dân gian mỗi người một tay đã góp công sức, tài năng của mình để có một bản ca cổ dày dặn, tiết tấu, thanh âm phức tạp, đặc sắc như hiện nay. “Dạ cổ hoài lang” cho đến nay vẫn được gọi là “khúc ca vua” của nền cổ nhạc. Một ca khúc không chỉ quá đặc sắc về yếu tố nghệ thuật, gắn liền với nghệ thuật đờn ca tài tử quý báu, gắn với đời sống tinh thần của người dân miền Tây Nam bộ, mà còn mang trong mình những câu chuyện li kì, những sứ mệnh hào hùng. Ca khúc ấy cho đến ngày nay vẫn là niềm tự hào của người dân miền Tây Nam bộ, được người dân cả nước mến chuộng, cũng trở thành cảm hứng cho biết bao vở kịch, bộ phim...

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu qua đời ở tuổi 86. Ngày nay, hầu hết tác nghệ sĩ cải lương và giới mộ điệu mỗi khi có dịp đến Bạc Liêu đều đến Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu để thắp nén hương tưởng niệm, tri ân công lao của ông, một con người đáng kính đã dùng một đời cống hiến cho nghệ thuật đờn ca tài tử, cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đọc thêm

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.