“Giai điệu vàng” do Công ty Daikin Air Conditioning Việt Nam, Thanh Việt Production phối hợp tổ chức tổ chức tri ân khách hàng. Chương trình được dàn dựng bởi nhạc sĩ Quốc Trung, đạo diễn Phạm Hoàng Nam và 13 nghệ sĩ tài năng của nền âm nhạc Việt Nam đương đại như: Phạm Thu Hà, Đông Hùng, Thái Châu, OPlus, Thiện Thanh, Mỹ Anh, My Anh...
Những bản phối mới, được đem đến với khán giả bằng giọng hát truyền cảm của các nghệ sĩ, tiếng đàn điêu luyện của nhạc sĩ Thanh Phương, Lưu Hà Anh... chắc chắn sẽ làm nên một đêm diễn khó quên.
Cặp mẹ con Mỹ Linh- Mỹ Anh |
“Giai điệu vàng” đưa người nghe về miền ký ức hào hùng mà lãng mạn của dân tộc, những ngày tháng rực rỡ của tình yêu và lý tưởng thông qua những giai điệu mà có lẽ nhiều người đã thuộc lòng. Qua bàn tay của nhạc sĩ Quốc Trung cùng cách dàn dựng kỹ càng, chương trình “Daikin - Giai điệu vàng” cuốn hút hàng ngàn khán giả Thủ đô.
Câu chuyện đầu tiên, là câu chuyện của mẹ. Đó là câu chuyện được kể lại bằng những ký ức đẹp nhất của tuổi trẻ. Họ chia tay nhau đi theo tiếng gọi của lý tưởng, để rồi dằng dặc chiều dài của cuộc sống là những thương nhớ và đợi chờ. Từng khoảnh khắc lóe lên như đốm lửa trong ký ức đẹp đẽ tạo nên phần mở thi vị cho “Giai điệu vàng”.
Những ca khúc là những lát cắt kỷ niệm có thật đằng sau cuộc chiến, là tiếng vọng của ký ức từ những người bước ra trong sự đợi chờ thủy chung và một niềm tin son sắt vào một giấc mơ hòa bình với Tình ca, Tình em, Đêm nay anh ở đâu, Chia tay hoàng hôn, Mẹ yêu con, Bài ca hy vọng, Vết chân tròn trên cát.
Cặp mẹ con Thanh Lam- Thiện Thanh |
Cuốn album ảnh tiếp tục được lật giở đến ký ức của con. Âm nhạc mở ra một khung trời tuổi thơ ở trường làng, những hồi ức về nông thôn miền bắc XHCN trong chiến tranh, nơi đã tạo nên những giá trị phẩm chất của con người từ thời niên thiếu. Khổ đau vất vả chính là cánh đồng để con người gieo xuống những hạt mầm hy vọng. Rồi chính thế hệ ấy lại lớn lên và lại cùng ra mặt trận theo tiếng gọi của con tim.
Phần ba là sự kết nối câu chuyện lứa đôi, là sợi dây đan bởi tình yêu của tuổi trẻ khi rời ghế nhà trường. Khi thế hệ thứ hai đã trở về sau cuộc chiến, khi cả xã hội bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, lại có những câu chuyện chia xa: chia xa để xây dựng Tổ quốc ở mọi miền. Tình yêu vẫn tồn tại cho dù bị cách trở bởi khoảng cách, sự rèn luyện khiến cái tôi của mỗi người bé nhỏ đi, xã hội bình thản hơn với: Nhớ về Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hy vọng.
Anh Thơ- Trọng Tấn |
“Thành phố tình yêu và nỗi nhớ” là sự kết nối câu chuyện lứa đôi, là sợi dây đan bởi tình yêu của tuổi trẻ khi rời ghế nhà trường. Khi thế hệ thứ hai đã trở về sau cuộc chiến, khi cả xã hội bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, lại có những câu chuyện chia xa: chia xa để xây dựng Tổ quốc ở mọi miền. Tình yêu vẫn tồn tại cho dù bị cách trở bởi khoảng cách, sự rèn luyện khiến cái tôi của mỗi người bé nhỏ đi, xã hội bình thản hơn.
Những ca khúc của giai đoạn này như những bức tranh cổ động về tinh thần đầy chất trữ tình lành mạnh và nên thơ: Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, Ngõ vắng xôn xao, Hương thầm, Ngày mai anh lên đường, Em ở nông trường, anh ra biên giới, Quảng Bình quê ta ơi, Hò Biển, Tình yêu bên dòng sông Quan họ.
Tùng Dương |
Khúc vĩ thanh vút lên với hình ảnh cả 3 thành viên trong gia đình đối diện với một xã hội đang dần chuyển mình: một xã hội đang hình thành những giá trị khác biệt, chỉ có tình yêu là vẫn nguyên lành và trong trẻo. Đó là thời điểm mà tình yêu là thứ duy nhất gắn kết các thế hệ lại với nhau, bỏ đi cái tôi cá nhân khác biệt để cùng kể một câu chuyện về cái "ta" đầy xúc cảm. Những câu chuyện quá khứ được kể lại, nhưng không phải để kể về sự vất vả, khổ đau, mà là để tôn vinh tình yêu vượt lên trên mọi khó khăn.
Khúc vĩ thanh là thông điệp sau cùng, sử dụng âm nhạc để chắp cánh cho chúng ta đi qua quá khứ, vượt qua hiện tại và hướng tới tương lai với hành trang là tình yêu những “Giai điệu vàng” còn mãi: Giọt nắng bên thềm, Mặt trời êm dịu, Nối vòng tay lớn.
Hồng Nhung- Thanh Lam- Hà Trần |
Có thể nói, “Giai điệu vàng” để lại ấn tượng đẹp trong lòng hàng ngàn người yêu nhạc.