Hai “bài toán khó” với du lịch làng nghề

Nhân lực yếu và ô nhiễm môi trường là hai “bài toán khó” để phát triển du lịch làng nghề. (Ảnh minh họa: PV)
Nhân lực yếu và ô nhiễm môi trường là hai “bài toán khó” để phát triển du lịch làng nghề. (Ảnh minh họa: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam hiện có gần 5 nghìn làng nghề, lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa truyền thống. Tuy nhiều tiềm năng về du lịch nhưng các làng nghề cũng đặt ra hai “bài toán khó” cần giải quyết để có thể phát triển bền vững.

Vì sao du lịch làng nghề khó “giữ chân” du khách?

Du lịch làng nghề hiện nay đang rất khó thu hút du khách quay trở lại bởi hai “bài toán khó” là nguồn nhân lực hạn chế và tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề do khí thải, rác thải.

Cụ thể, các làng nghề trên cả nước thu hút khoảng 11 nghìn nhân lực. Đây là một con số không nhỏ, nguồn thu nhập của họ cũng cao hơn so với các lao động thuần nông khác khoảng hai đến ba lần. Thực tế, phần lớn họ là những lao động thời vụ, hết mùa gặt lúa thì đến các công xưởng nghề để làm, chủ xưởng trả công theo ngày. Công việc không cố định, nhân lực tại các làng nghề không ổn định.

Lấy ví dụ, làng nghề ở xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) với truyền thống làm tăm hương, mặc dù có gần 8 nghìn người trong tuổi lao động, với thu nhập trung bình khoảng 72 triệu đồng/năm, nhưng theo thống kê chỉ có 86 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Xuân Giang, Giám đốc BHXH huyện Ứng Hòa cho biết, phần lớn người trong tuổi lao động đều đến các khu công nghiệp ở gần đó làm công nhân. Hầu hết người ở lại là người già, thanh, thiếu niên, một số người lao động tự do thời vụ.

Để thúc đẩy du lịch các làng nghề đi lên, nguồn nhân lực bản địa là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Việc phần lớn người dân đi ra các xã, huyện khác để làm việc cho thấy rất nhiều vấn đề về người lao động còn tồn tại ở các làng nghề. Anh Vũ Đức Quân, chủ cơ sở sản xuất mỹ nghệ, đồ gỗ Hùng Hồng tại làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, thời gian học việc dài, đồng lương cơ bản chưa cao, không đủ đóng BHXH tự nguyện bảo đảm cuộc sống sau khi về hưu, vì vậy, nhiều người trẻ không còn mặn mà gìn giữ nghề truyền thống.

Ngoài nguồn nhân lực, môi trường là yếu tố quan trọng kìm hãm việc phát triển du lịch tại các làng nghề. Kết quả rà soát mới nhất của Sở TN&MT Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và gần 100 làng nghề khác cũng đang trong tình trạng ô nhiễm. Hiện nay, phần lớn các làng nghề đều bị ô nhiễm kênh rạch, tồn đọng chất thải rắn không được xử lý, nhiều nơi ô nhiễm không khí nặng nề do đốt than, phun sơn, đánh bóng các sản phẩm,... tạo ra nhiều bụi khí thải ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.

Ô nhiễm môi trường nặng nề ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái, tạo ra mùi khó chịu, gây ấn tượng tiêu cực, vì thế khó “giữ chân” du khách quay trở lại nhiều lần. Đặc biệt, vấn đề môi trường còn đang ảnh hưởng đến người dân ở làng nghề và “tuổi thọ” nghề nghiệp của những thợ thủ công tại đây.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Để phát triển du lịch bền vững tại các làng nghề, cần phải giải quyết đồng bộ hai vấn đề cấp thiết về nhân lực và môi trường. Đối với nhân lực, để thu hút người dân bản địa “sống còn” với nghề truyền thống, đào tạo thêm các thợ thủ công, nghệ nhân, đầu tiên cần phải bảo đảm vấn đề an sinh xã hội, nguồn thu nhập và tương lai cho họ.

Như PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết, một trong những lý do quan trọng khiến người lao động ở các làng nghề khó tiếp cận BHXH tự nguyện vì công việc còn bấp bênh, thu nhập không ổn định. Cần xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt, mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội)... PGS.TS đưa ra gợi ý cần phải khảo sát, nghiên cứu kỹ người lao động trong các ngành nghề, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp cần sự hỗ trợ quyết liệt hơn của Nhà nước để “không bỏ lại ai ở phía sau”.

Về môi trường, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội chia sẻ, người dân có vai trò quan trọng trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Đầu tiên, cần tuyên truyền để người dân ở làng nghề hiểu được tầm quan trọng của môi trường. Thứ hai, cần xử lý ô nhiễm môi trường từ khâu quy hoạch, xác định nguồn ô nhiễm ở giai đoạn nào trong quy trình sản xuất để đưa ra những giải pháp giải quyết cụ thể. Cuối cùng, xử lý ô nhiễm môi trường cần có chiến lược dài hơi, sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo cú huých.

Bên cạnh việc giải quyết hai vấn đề “nóng”, để phát triển du lịch, các làng nghề còn phải tiếp tục phát triển, sáng tạo, đa dạng hóa đồ thủ công mỹ nghệ thu hút khách du lịch. Đặc biệt, làng nghề cần chú ý tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng để ghi dấu ấn trong lòng khách tham quan.

Tin cùng chuyên mục

Du lịch thể thao chính là cách thức hiệu quả để kích cầu du lịch mùa thấp điểm ở Việt Nam. Nguồn: MTXD

Phát triển du lịch thể thao để kích cầu kinh tế địa phương

(PLVN) -  Bước sang tháng 9 , tháng 10 là khoảng thời gian có thời tiết mát mẻ phù hợp các hoạt động thể thao. Vì vậy, nhiều tỉnh, thành phố đã liên kết tổ chức các giải thể thao phong trào, chuyên nghiệp kích cầu du lịch, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Đọc thêm

“Con sâu làm rầu nồi canh”

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Trên một chuyến bay từ Hà Nội tới TP HCM một ngày cuối tháng 9/2024, tình cờ ngồi cạnh một nữ du khách, khi biết tôi sống ở trong Nam, chị đưa tôi xem danh sách những địa điểm chị tính tới thăm: Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng, một tiệm bánh mì nổi tiếng… nhờ góp ý.

Du lịch thiện nguyện thu hút du khách

Những con người ở mọi miền của đất nước xích lại gần nhau. (Ảnh: Đào Dung)
(PLVN) - Thay vì vui chơi thỏa thích, nghỉ dưỡng ở những khu du lịch sang trọng, tiện nghi, nhiều du khách chọn cách đi du lịch kết hợp làm từ thiện. Đây là cơ hội để du khách vừa chia sẻ khó khăn với những phận đời kém may mắn, vừa có những trải nghiệm thú vị. Nét đẹp, sự nhân văn từ cách làm “hai trong một” này ngày càng được nhiều du khách hưởng ứng.

Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

Việt Nam đang vào mùa cao điểm để tăng tốc đón khách du lịch quốc tế, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. (Ảnh minh họa: TTH)
(PLVN) - Những tháng cuối năm là mùa cao điểm đón du khách nước ngoài. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đang nhanh chóng chuẩn bị các sản phẩm du lịch hấp dẫn đón các đoàn khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, tránh rét mùa đông.

A Choén - Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

A Choén - Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội
(PLVN) - Trong bối cảnh du lịch Thủ đô đang phát triển mạnh mẽ, việc đưa ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn là định hướng quan trọng của thành phố, nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều thương hiệu về ẩm thực cũng định vị được uy tín trên bản đồ Food Tour Hà Nội bằng chính sự thẩm định chấm sao của thực khách, trong đó phải kể đến chuỗi Nhà hàng Bò nướng than hoa A Choén.

Thấy gì từ hiện tượng du lịch quốc tế quá tải?

Người dân Barcelona (Tây Ban Nha) phản đối du lịch quá tải. (Ảnh: AP)
(PLVN) - Du lịch quá tải đang trở thành một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến các điểm du lịch nổi tiếng trên toàn cầu. Thực trạng này khiến nhiều quốc gia phải điều chỉnh các chính sách du lịch như tăng thuế, phí để kiểm soát dòng du khách và giảm các tác động tiêu cực.

Du lịch thuận thiên – Những mảnh ghép xanh cho bức tranh du lịch Trà Vinh

Du lịch thuận thiên – Những mảnh ghép xanh cho bức tranh du lịch Trà Vinh
(PLVN) - Những năm gần đây du lịch thuận thiên đã trở thành xu hướng phổ biến trong việc phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, và Trà Vinh là một ví dụ điển hình. Mô hình du lịch này không chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương theo hướng bền vững, qua đó giúp bảo tồn văn hóa và môi trường sinh thái đặc trưng của vùng.

Ngành Du lịch tổn thất nặng nề vì bão lũ

Thị xã Sa Pa tạm dừng đón khách tại các điểm du lịch do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3. (Nguồn: ĐVCC)

(PLVN) - Cơn bão số 3 Yagi đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam, khiến hàng loạt các thành phố du lịch trọng điểm rơi vào đình trệ. Đường điện bị đánh sập, cơ sở lưu trú bị tàn phá, tàu bè đứt mỏ neo để lại thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch ở miền Bắc trong thời gian này.

Bạn trẻ hào hứng 'sống cùng'... thời bao cấp

Các vật dụng thời... tem phiếu.
(PLVN) - Các không gian, triển lãm, cuốn sách, quán ăn hay cafe hoài niệm thời bao cấp khiến giới trẻ thích thú và có cảm xúc đặc biệt. Các bạn trẻ thêm hiểu và yêu thương ông bà, bố mẹ hơn, cũng như yêu thương một giai đoạn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của Hà Nội.