Hạ viện Philippines thông qua dự luật hợp pháp hóa ly hôn

(PLO) - Hạ viện Philippines đã thông qua một dự luật cho phép các cặp vợ chồng được ly hôn. 

Cùng với Vatican, Philippines là một trong những quốc gia duy nhất mà việc ly hôn được coi là bất hợp pháp. Có chăng chỉ ly thân là hợp pháp, nhưng lại không cho phép một cá nhân tái hôn.

Reuters dẫn lời nữ nghị sĩ Emmi de Jesus, dự luật cho phép ly hôn sẽ giúp những người phụ nữ thoát khỏi cuộc hôn nhân đau khổ, đặc biệt là thoát khỏi những người chồng bạo lực. Năm ngoái, một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu Social Weather Stations cho thấy, 53% người dân ủng hộ hợp pháp hóa ly hôn. 

Tuy nhiên, dự luật đang vấp phải sự phản đối của Đức Tổng Giám mục và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines, đồng thời cảnh báo những nguy hại đối với các cặp vợ chồng cũng như các gia đình, đặc biệt là trẻ em.

Hiện không rõ dự luật này có được chấp thuận hay không tại Thượng viện. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.