Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chấm dứt đóng cửa Chính phủ

Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (ở giữa)
Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (ở giữa)
(PLO) - Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ nắm thế đa số tại phiên họp ngày 3/1 đã thông qua 2 dự luật nhằm chấm dứt tình trạng Chính phủ phải đóng cửa 1 phần kéo dài 2 tuần qua. Song, thế bế tắc được cho là sẽ chưa thể giải quyết sớm vì các dự luật này không cấp tiền cho bức tường biên giới theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump.

Theo Reuters, ngày 3/1, Quốc hội khóa 116 của Mỹ đã bắt đầu phiên họp đầu tiên với việc các nghị sĩ đảng Dân chủ tiếp quản quyền kiểm soát Hạ viện từ phe Cộng hòa. Tại phiên họp, 235 nghị sĩ đảng Dân chủ và 199 nghị sĩ đảng Cộng hòa đã tuyên thệ nhậm chức trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu nghị sỹ kỳ cựu Nancy Pelosi làm Chủ tịch Hạ viện. Đây là lần thứ 2 bà Nancy Pelosi nắm giữ chức vị trí này. Trước đó, bà từng là Chủ tịch Hạ viện Mỹ giai đoạn 2007-2011. Bà cũng là nữ nghị sĩ đầu tiên và duy nhất đến nay từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Quốc hội Mỹ khóa này cũng giữ kỷ lục về số nghị sĩ nữ cũng như những nghị sĩ là người Latin.

Phiên họp diễn ra trong bối cảnh 1/4 các cơ quan trong Chính phủ Mỹ vẫn đang đóng cửa, ảnh hưởng đến 800.000 nhân viên liên bang do tranh cãi giữa các bên về yêu cầu cấp tiền xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico do ông Trump đưa ra hồi tháng trước. Tại phiên họp, đảng Dân chủ đã có được thắng lợi pháp lý đầu tiên khi thành công trong việc vận động thông qua các dự luật để chấm dứt việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Theo các dự luật này, các Bộ Ngoại giao, Thương mại, Nông nghiệp, Lao động, Tài chính và các cơ quan khác của Chính phủ Mỹ sẽ được cấp ngân sách hoạt động đến ngày 30/9 tới – là thời điểm kết thúc năm tài khóa hiện nay.

Tuy nhiên, ông Trump đã đe dọa sẽ phản đối bất cứ dự luật nào cấp ngân sách cho các hoạt động an ninh nội địa đến ngày 8/2 và một số cơ quan khác đến tháng 9 vì các dự luật này không cấp tiền cho bức tường mà ông Trump muốn xây dựng ở biên giới với Mexico. Thượng viện Mỹ hiện vẫn do đảng Cộng hòa kiểm soát thậm chí không có kế hoạch bỏ phiếu đối với các dự luật này, đồng nghĩa với việc thế bế tắc hiện nay nhiều khả năng sẽ không thể sớm được giải quyết. Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi cương quyết khẳng định sẽ không đồng ý cấp tiền cho bức tường biên giới này. 

Ngày 3/1 đánh dấu một giai đoạn mới với Chính phủ chia rẽ của Mỹ kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào tháng 1/2017, khi đảng Dân chủ đã giành lại được quyền kiểm soát Hạ viện từ đảng Cộng hòa. Với việc đảng Dân chủ chiếm lại được quyền kiểm soát tại Hạ viện, ông Trump nói riêng và Chính phủ của ông nói chung được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong 2 năm tiếp theo của nhiệm kỳ. Bởi đảng Dân chủ trước đó đã có những chỉ dấu cho thấy sẽ tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào ông Trump cũng như đe dọa các chương trình nghị sự của Nhà Trắng. 

Trong đó, theo tờ Los Angeles Times, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hạ viện mới, nghị sỹ Brad Sherman của California đã công bố kế hoạch tố cáo ông Trump cản trở công lý khi sa thải cựu Giám đốc FBI ông James Comey và một số vấn đề khác nhằm hướng tới việc luận tội ông Trump. Trước đây, ông Sherman từng đưa ra các điều khoản luận tội ông Trump và là một trong số gần 60 nhà lập pháp của đảng Dân chủ đã bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp luận tội Tổng thống tại phiên bỏ phiếu vào tháng 12/2017 nhưng các biện pháp này đã không được thông qua do không nhận được đủ số phiếu cần thiết. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.