Hạ viện Mỹ duyệt gói 1.900 tỷ USD cứu trợ Covid-19

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: AFP.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: AFP.
(PLVN) - Gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Biden được Hạ viện Mỹ thông qua với 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu đêm 26/2, chuẩn bị chuyển lên Thượng viện xem xét.

Gói cứu trợ gồm 415 tỷ USD để cải thiện khả năng ứng phó dịch bệnh và triển khai vaccine Covid-19, 1.000 tỷ USD hỗ trợ trực tiếp các gia đình, khoảng 440 tỷ USD cho doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng từ đại dịch. 

Theo gói cứu trợ này, người dân Mỹ dự kiến nhận được 1.400 USD thay vì 600 USD theo gói cứu trợ được triển khai từ cuối tháng 12/2020. Tiền bảo hiểm hỗ trợ thất nghiệp tăng lên 400 USD thay vì 300 USD/tuần sẽ được kéo dài tới tháng 29/8/2021 và trợ giúp cho những người gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà và thế chấp nhà trong đại dịch.

Các đảng viên Đảng Dân chủ cho biết gói này là cần thiết để chống lại đại dịch đã giết chết hơn 500.000 người Mỹ và khiến hàng triệu người mất việc làm. “Người dân Mỹ cần biết rằng chính phủ của họ luôn sẵn sàng giúp đỡ họ”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trong cuộc tranh luận tại Hạ viện.

Các nghị sĩ Dân chủ đặt mục tiêu trình dự luật lên Tổng thống Biden để ký ban hành trước giữa tháng 3, thời điểm các khoản phúc lợi thất nghiệp và cứu trợ sẽ hết hạn.

Tuy nhiên, nhiều thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích gói cứu trợ, cho rằng nó quá tốn kém và tập trung vào nhiều ưu tiên không cần thiết của phe Dân chủ, trong khi chỉ 9% ngân sách được dùng để trực tiếp đối phó Covid-19.

Một quan chức cho biết sẽ có thêm một gói kích thích phục hồi kinh tế được công bố vài tuần sau gói cứu trợ 1.900 tỷ USD. Các gói cứu trợ này được nhận định có thể cho phép nền kinh tế Mỹ thêm thời gian cầm cự tới khi vaccine Covid-19 được triển khai, giúp nới lỏng các hạn chế và khôi phục nhiều hoạt động thương mại hơn.

Tổng thống Biden vào những tuần đầu tiên nắm quyền đã tập trung để giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn nhất của Mỹ trong một thế kỷ, ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống Mỹ.

Theo Reuters, cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện có khả năng khó khăn do đảng Cộng hòa và Dân chủ đều kiểm soát 50 ghế, buộc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phải dùng quyền Chủ tịch Thượng viện của mình để bỏ phiếu để thông qua kế hoạch ngân sách mà không cần ủng hộ từ phía Cộng hòa.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.