Hà Tĩnh truy quét nạn săn bắt chim trời mùa di cư

Cò giả làm mồi để bẫy chim mùa di cư. Ảnh: Hữu Anh.
Cò giả làm mồi để bẫy chim mùa di cư. Ảnh: Hữu Anh.
(PLVN) - Mùa chim di cư lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh ra quân phối hợp tháo gỡ, tiêu hủy hàng trăm phương tiện, dụng cụ bẫy chim trời.
Hà Tĩnh là địa phương có bờ biển dài, các cánh đồng ven biển rộng lớn trở thành điểm dừng chân của nhiều loài chim tự nhiên sau quãng đường di cư theo mùa. Vào khoảng tháng 9 hàng năm là mùa các loài chim thường di cư trên những cánh đồng, các lùm cây ven đầm phá thuộc địa bàn tỉnh. Cùng với đó tình trạng bẫy, bắt chim trời với nhiều hình thức khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể chim di cư đang tìm nơi trú ngụ.

Hà Tĩnh là địa phương có bờ biển dài, các cánh đồng ven biển rộng lớn trở thành điểm dừng chân của nhiều loài chim tự nhiên sau quãng đường di cư theo mùa. Vào khoảng tháng 9 hàng năm là mùa các loài chim thường di cư trên những cánh đồng, các lùm cây ven đầm phá thuộc địa bàn tỉnh. Cùng với đó tình trạng bẫy, bắt chim trời với nhiều hình thức khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể chim di cư đang tìm nơi trú ngụ.

Để bẫy bắt chim trời nhiều người dân vùng biển ngang Hà Tĩnh đã dùng nhiều thủ thuật tinh vi, như việc sử dụng con cò mồi khâu mắt, buộc chân vào cọc gỗ để nhử bầy đàn hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ phát ra âm thanh kêu gọi chim trời. Khi nghe tiếng đồng loại, các đàn chim di cư lập tức đáp xuống và rồi sập bẫy.

Để bẫy bắt chim trời nhiều người dân vùng biển ngang Hà Tĩnh đã dùng nhiều thủ thuật tinh vi, như việc sử dụng con cò mồi khâu mắt, buộc chân vào cọc gỗ để nhử bầy đàn hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ phát ra âm thanh kêu gọi chim trời. Khi nghe tiếng đồng loại, các đàn chim di cư lập tức đáp xuống và rồi sập bẫy.

Qua tìm hiểu của phóng viên tại nhiều địa phương ở vùng biển Hà Tĩnh như Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh…việc đánh bắt chim trời đã là một nghề mưu sinh, kiếm thêm thu nhập vào mùa mưa bão của một bộ phận người dân địa phương từ nhiều năm nay.

Qua tìm hiểu của phóng viên tại nhiều địa phương ở vùng biển Hà Tĩnh như Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh…việc đánh bắt chim trời đã là một nghề mưu sinh, kiếm thêm thu nhập vào mùa mưa bão của một bộ phận người dân địa phương từ nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Xuân Mận- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), cho biết: Sau khi có chỉ thị 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư, nạn đánh bắt chim trời không còn xảy ra rầm rộ như trước nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Xuân Mận- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), cho biết: Sau khi có chỉ thị 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư, nạn đánh bắt chim trời không còn xảy ra rầm rộ như trước nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Cũng theo ông Mận, cùng với tuyên truyền vận động, lực lượng chức năng như Công an, Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các đoàn liên ngành vào cuộc xử lý phá hủy phương tiện, dụng cụ đánh bắt chim trời. Tuy nhiên, nhiều vùng quê người dân vẫn lén lút tìm cách dựng lại hiện trường để đánh bắt chim trời. Để ngăn chặn tình trạng này các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh với những chế tài kiên quyết hơn để chấm dứt thực trạng này.

Cũng theo ông Mận, cùng với tuyên truyền vận động, lực lượng chức năng như Công an, Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các đoàn liên ngành vào cuộc xử lý phá hủy phương tiện, dụng cụ đánh bắt chim trời. Tuy nhiên, nhiều vùng quê người dân vẫn lén lút tìm cách dựng lại hiện trường để đánh bắt chim trời. Để ngăn chặn tình trạng này các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh với những chế tài kiên quyết hơn để chấm dứt thực trạng này.

Ông Nguyễn Cự Duẩn- Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: Sau có Chỉ thị số 04 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Đây là cơ sở để các đơn vị nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Ông Nguyễn Cự Duẩn- Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: Sau có Chỉ thị số 04 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Đây là cơ sở để các đơn vị nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Cũng theo ông Duẩn: Sở NNPTNT Hà Tĩnh và Chi cục Kiểm lâm đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, chim di cư. Theo thống kê sơ của ngành chức năng Hà Tĩnh đến nay sau một năm triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ các huyện, thị xã trong toàn tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hơn 600 cuộc kiểm tra, 2894 cuộc truyên truyền, 412 bản ký cam kết. Đồng thời các địa phương vào mùa chim di cư đã tổ chức truy quét, tháo dỡ, tiêu hủy và xử lý dụng cụ, phương tiện bẫy bắt các loài chim di cư tự nhiên.

Cũng theo ông Duẩn: Sở NNPTNT Hà Tĩnh và Chi cục Kiểm lâm đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, chim di cư. Theo thống kê sơ của ngành chức năng Hà Tĩnh đến nay sau một năm triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ các huyện, thị xã trong toàn tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hơn 600 cuộc kiểm tra, 2894 cuộc truyên truyền, 412 bản ký cam kết. Đồng thời các địa phương vào mùa chim di cư đã tổ chức truy quét, tháo dỡ, tiêu hủy và xử lý dụng cụ, phương tiện bẫy bắt các loài chim di cư tự nhiên.

Trong đó tịch thu, thả về tự nhiên gần 700 con chim mồi còn sống, tịch thu tiêu hủy gần 12.000 các loại chim giả làm mồi, 112.000 que nhựa bẫy chim, 115 máy phát tín hiệu gọi chim, 20.453m lưới, tháo dỡ gần 700 lùm, lán dùng để ẩn nấp, bẫy chim.

Trong đó tịch thu, thả về tự nhiên gần 700 con chim mồi còn sống, tịch thu tiêu hủy gần 12.000 các loại chim giả làm mồi, 112.000 que nhựa bẫy chim, 115 máy phát tín hiệu gọi chim, 20.453m lưới, tháo dỡ gần 700 lùm, lán dùng để ẩn nấp, bẫy chim.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.