Hà Tĩnh tổ chức Cuộc thi trực tuyến về Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Hà Tĩnh tổ chức Cuộc thi trực tuyến về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. (Ảnh: Moit).
Hà Tĩnh tổ chức Cuộc thi trực tuyến về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. (Ảnh: Moit).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm phối hợp đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từ ngày 21/8/2023 đến ngày 8/9/2023.

Cuộc thi cũng là một trong số những hoạt động nhằm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 6/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Kế hoạch số 06/KH-BCĐTCVĐ ngày 28/9/2021 của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hà Tĩnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; để đẩy mạnh tuyên truyền và lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên toàn tỉnh.

Đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (trừ thành viên Ban Tổ chức, Tổ thư ký và những người trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi). Nội dung thi gồm: tìm hiểu các quy định tại các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh... liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cùng đó là các chủ trương, chính sách mới của tỉnh trong hỗ trợ chuỗi hình thành và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn. Tìm hiểu các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản trên địa bàn tỉnh, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp Trung ương, cấp khu vực, cấp tỉnh.

Hình thức thi dạng trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Sở Công Thương. Mỗi thí sinh chỉ được sử dụng một tài khoản duy nhất; tài khoản hợp lệ là tài khoản đăng ký chính xác cụ thể thông tin cá nhân, đơn vị công tác.

Người tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối internet theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong thời gian tối đa 20 phút/lần thi (gồm 10 câu trắc nghiệm và 1 câu dự đoán số lượng người tham gia cuộc thi tuần). Mỗi cá nhân có thể tham gia thi không quá 3 lần trong cuộc thi tuần, nhưng chỉ được công nhận 1 kết quả có số đáp án trả lời đúng nhiều nhất đồng thời có thời gian trả lời sớm nhất trong số các lần thi. Kết quả mỗi tuần thi được công bố vào ngày thứ 3 tuần sau đó.

Cuộc thi sẽ diễn ra trong 3 tuần thi (từ ngày 21/8 đến hết ngày 8/9/2023). Tuần thi bắt đầu từ 08h ngày thứ hai (tuần đầu tiên bắt đầu vào 9h ngày 21/8/2023), kết thúc vào 24h ngày thứ bảy hằng tuần. Tổng kết và trao giải: dự kiến ngày 28/9/2023. Sau khi kết thúc 3 tuần thi, Ban Tổ chức sẽ tổ chức trao các giải nhất, nhì, ba cho các thí sinh trả lời đúng, nhanh các câu hỏi và có phần dự đoán đúng hoặc gần đúng với kết quả; trao giải cho các tập thể tích cực tham gia cuộc thi. Ban Tổ chức sẽ trao giải thưởng cho các cá nhân trong nhóm điểm số cao nhất, có phần dự đoán chính xác nhất và tốc độ làm bài thi nhanh nhất theo từng tuần (giải thưởng gồm giấy chứng nhận và tiền thưởng); trao giải chung cuộc cho các tập thể tích cực, có số lượt thí sinh tham gia lớn trong suốt 3 cuộc thi tuần (giải thưởng gồm giấy chứng nhận và tiền thưởng).

Thông qua Cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân nhằm khơi dậy niềm tự hào, phát huy truyền thống về lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc; tăng cường trách nhiệm và việc phối hợp của các cơ quan có liên quan trong hệ thống chính trị về thực hiện cuộc vận động; phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần thực hiện các mục tiêu duy trì phát triển kinh tế của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Người dân đang lựa chọn sản phẩm OCOP tại một lễ hội ở Hà Nội. (Ảnh: P.V)

'Cầu nối' văn hóa từ sản phẩm OCOP Việt Nam

(PLVN) - Phát triển sản phẩm OCOP nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ của từng địa phương trong việc cụ thể hóa Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030. Sau nhiều năm thực hiện, các sản phẩm ẩm thực OCOP ở các địa phương đang trở thành “nhịp cầu” kết nối người dân, bạn bè quốc tế với các nét đẹp văn hóa truyền thống của nước ta.

Đọc thêm

Cà Mau đặt mục tiêu nâng 240 sản phẩm đạt OCOP năm 2025

Cà Mau đặt mục tiêu nâng 240 sản phẩm đạt OCOP năm 2025
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP đạt 240 sản phẩm. Trong đó, có ít nhất 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 10% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên.

6 sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống của Bánh mứt kẹo Bảo Minh đạt chuẩn OCOP 4 sao

Đông đảo các đại biểu và người dân tham quan, thưởng thức các loại sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao tại Hội nghị.
(PLVN) -  Giữ vững niềm tự hào là thương hiệu bánh kẹo truyền thống hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh vừa ghi dấu ấn  tượng tại Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024, khi có tới 6 sản phẩm tiêu biểu được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao.

Nhiều chương trình hấp dẫn đang chờ mùa vải chín Thanh Hà

Huyện Thanh Hà (Hải Dương): Tổ chức nhiều nhiều hoạt động quảng bá quả vải thiều (ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Các hoạt động được huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) tổ chức năm nay nhằm quảng bá quả vải thiều và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương; mở rộng giao thương, phát triển ra thị trường quốc tế; góp phần phát triển thương mại, dịch vụ.

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Cà Mau thực hiện theo chuỗi liên kết, nuôi tôm quảng canh cải tiến ở địa phương với sản lượng tôm nuôi là 127.600 ha/64.866 hộ, với năng suất bình quân 550 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 70.974 tấn. Nuôi tôm siêu thâm canh ước đạt 5.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 126.500 tấn.

Cô gái lan tỏa nông nghiệp sạch đến cộng đồng

Chị Nhi giới thiệu các sản phẩm sạch từ trang trại của mình tại gian hàng thanh niên khởi nghiệp.
(PLVN) -  Rời công việc ổn định ở phố thị, chị Võ Thị Nhung Nhi (30 tuổi, ngụ thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) trở về quê hương xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Sau hơn 2 năm miệt mài, chị đã gặt hái thành công đáng nể với lợi nhuận lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.

Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa

Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác phát triển các điểm bán sản phẩm OCOP.
(PLVN) - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Toàn cảnh hội nghị
(PLVN) - Sáng 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
(PLVN) - Chiều 8/3, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 - “Hành trình trăm năm nghề muối – Đời người”.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối
(PLVN) - Ngày 8/3, tại Bạc Liêu, trong khuôn khổ Sự kiện Festival nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Mong muốn nâng tầm giá trị của hạt muối của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (thứ 4, từ phải sang), lãnh đạo TW và lãnh đạo tỉnh, thành phố Cần Thơ... thực hiện nghi thức đổ muối vào biểu tượng Muối khai mạc Festival.
(PLVN) - Tối 6/3, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khai mạc “Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025” Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người”, với chủ đề “nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. 

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng
(PLVN) - Từ sau Tết Nguyên đán năm 2025 đến nay, nhờ nắng nóng kéo dài, không có mưa trái mùa đã giúp diêm dân Bạc Liêu đẩy nhanh việc thu hoạch muối vụ sản xuất với sự kỳ vọng về giá cả và năng suất.

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cây đàn kìm cách điệu bằng muối cao hơn 4m, nặng khoảng 500kg sẽ được trưng bày tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, được tổ chức lần đầu tiên tại  TP Bạc Liêu và huyện Đông Hải (ngày 6-8/3).