Hà Tĩnh 'siết' quản lý về chống khai thác IUU

Hà Tĩnh siết chặt quản lý về chống khai thác IUU. Ảnh: Hữu Anh
Hà Tĩnh siết chặt quản lý về chống khai thác IUU. Ảnh: Hữu Anh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hà Tĩnh có hơn 137km bờ biển với nhiều ngư trường lớn để khai thác thủy hải sản. Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển khác, tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) để phát triển kinh tế biển bền vững.

Đi báo về khai

Theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC) về phòng chống khai thác IUU (đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định), ghi nhật ký khai thác thuỷ sản là quy định bắt buộc với tàu cá từ 12m trở lên. Từ khuyến cáo này, Bộ NN&PTNT cũng đã có quy định, đối với tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 12m, phải nộp báo cáo khai thác thủy sản. Tàu từ 12m trở lên buộc phải có nhật ký khai thác thủy sản, báo cáo chi tiết tọa độ, thời gian khai thác các mẻ lưới, mẻ câu, khối lượng, thành phần loài hải sản theo đúng quy định.

Ngày 12/10, ghi nhận của phóng viên tại cảng cá Cửa Sót xã Thạch Kim huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), thời điểm này biển động nhiều tàu cá đã về neo đậu tránh bão tại âu thuyền xã Thạch Kim. Ngư dân Nguyễn Văn Hùng ở xã Thạch Kim cho biết: “Thời tiết không thuận lợi, biển động tàu của tôi về đây trú 2 hôm nay và cũng báo cáo rồi. Nhiều năm nay cơ quan chức năng siết chặt công tác đánh bắt thủy sản, kể cả tàu về bờ cũng được quản lý, giám sát. Vì vậy, ngư dân chúng tôi quen dần với việc khi đi khai báo, khi về kê khai”.

Ngư dân Nguyễn văn Hùng cho biết thêm, tàu của anh dài gần 14m/140CV, chủ yếu đánh cá thu. Khu vực tàu anh đánh bắt là ở vùng lộng cách bờ 30 hải lý. Thông thường, tàu anh xuất cảng sau 1 tuần mới về bờ.

Chủ tàu cá đến kê khai nguồn gốc hải sản với BQL các cảng cá Hà Tĩnh. Ảnh: Hữu Anh

Chủ tàu cá đến kê khai nguồn gốc hải sản với BQL các cảng cá Hà Tĩnh. Ảnh: Hữu Anh

Còn anh Đinh Khắc Sáu, chủ tàu cá HP 99885 TS ở Hải Phòng cho biết, tàu của anh khai thác ở vùng khơi vào cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, hôm 9/10. Từ khi có quy định về truy xuất nguồn gốc hải sản, tàu anh đánh bắt luôn luôn đúng vùng, đúng tuyến và không vi phạm ngư trường khai thác của các nước láng giềng. “Tất cả lộ trình khai thác của tàu đều cập nhật về hệ thống phần mềm của Ban quản lý cảng cá thông qua giám sát hành trình nên chúng tôi không dại gì mà vi phạm. Trước đây thì có thể xuề xòa còn bây giờ phải nghiêm túc chấp hành khai báo rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt nặng”, anh Sáu nói.

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Cảng cá Hà Tĩnh thông tin, truy xuất nguồn gốc hải sản là một trong rất nhiều nội dung khuyến nghị Ủy ban châu Âu đặt ra nhằm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Để thực hiện được nội dung này, từ cuối năm 2017 đến nay, các lực lượng chức năng ở tỉnh Hà Tĩnh thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp, từ tuyên truyền vận động, xây dựng chế tài xử phạt, không cho xuất bến, thu hồi giấy phép khai thác… đối với các tàu cá vi phạm. Những nỗ lực trên đã từng bước hình thành thói quen chấp hành quy định Luật Thủy sản cho ngư dân.

Tàu cá HP 99885 TS của anh Đinh Khắc Sáu ở hải Phòng vào cảng cá Cửa Sót. Ảnh: Hữu Anh

Tàu cá HP 99885 TS của anh Đinh Khắc Sáu ở hải Phòng vào cảng cá Cửa Sót. Ảnh: Hữu Anh

Cũng theo ông Sơn, trung bình mỗi ngày cảng Cửa Sót có khoảng 30 - 50 lượt tàu khai báo. Ngoài tàu địa phương còn có tàu tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Hải Phòng và một số tỉnh khác. Các tàu ngoại tỉnh cũng chấp hành rất tốt hoạt động khai báo và trang bị các thiết bị kỹ thuật trên tàu. Để ngăn chặn từ xa tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác bất hợp pháp, Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh đã lập một nhóm chat zalo bao gồm các thành phần từ lãnh đạo Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản, BQL cảng, chính quyền huyện, xã, Bộ đội biên phòng… để tổ chức chỉ đạo kịp thời. Hiện các tàu cá khi xuất cảng phải bật hệ thống định vị 24/24. Trước đây, khi bắt đầu triển khai thực hiện khai báo nhật ký, đa phần ngư dân không quen với các thủ tục hành chính nên cán bộ ban quản lý cảng cá gặp rất nhiều khó khăn. Sau một thời gian bám sát hướng dẫn, các ngư dân đã thành thục việc ghi phiếu khai báo.

Cao điểm khắc phục "thẻ vàng" IUU

Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: Trong thời gian qua, với quyết tâm cùng các tỉnh thành trong cả nước trong nỗ lực tháo gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các giải pháp chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Trong đó tập trung các nội dung như: Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Thủy sản năm 2017, Chỉ thị số 45/CT-TTg, Chỉ thị số 689/CT-TTg, các Công điện: số 1329/CĐ-TTg, số 732/CĐ-TTg, số 1275/CĐ-TTg, số 265/CĐ-TTg ngày 17/4/2023, Văn bản số 81-CV/TW ngày 20/3/2020 của Ban Chấp hành Trung ương, Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/02/2023 của Chính phủ về ban hành “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Nhân viên BQL cảng cá Cửa Sót tuyên truyền ngư dân chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Ảnh: Hữu Anh

Nhân viên BQL cảng cá Cửa Sót tuyên truyền ngư dân chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Ảnh: Hữu Anh

Công tác quản lý đội tàu và theo dõi kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá được Ban chỉ đạo IUU tỉnh Hà Tĩnh tăng cường quyết liệt. Đến thời điểm này, Hà Tĩnh có tổng số 2.737 tàu cá đã được đăng ký, trong đó, đội tàu hoạt động tại vùng lộng (chiều dài từ 12m đến dưới 15m) có 412 chiếc, đội tàu có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động tại vùng khơi có 93 chiếc làm các nghề Câu, Vó, Mành, Vây, Lồng Bẫy, Chụp Mực và là đội tàu đóng góp phần lớn sản lượng khai thác thủy sản trong tỉnh. Số còn lại 2.232 chiếc là loại tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 12m chiếm hơn 80% tổng số tàu, làm nghề lưới Rê và nghề Câu hoạt động vùng biển ven bờ trong tỉnh.

Chủ tàu cá khai báo nguồn gốc hải sản được đánh bắt. Ảnh: Hữu Anh

Chủ tàu cá khai báo nguồn gốc hải sản được đánh bắt. Ảnh: Hữu Anh

Về cấp giấy phép khai thác thủy sản, đến nay còn 2.526 giấy phép khai thác thủy sản còn hạn trên tổng số 2.737 tàu cá đạt 92,3%. Toàn tỉnh đạt 63/90 tàu cá đang hoạt động thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trên tàu cá, đạt tỷ lệ 70 %. Có 2.737/2.737 tàu cá thực hiện việc đánh dấu tàu, kẻ vẽ biển số đúng quy định đạt 100%. Số tàu cá đã nhập vào dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia (VNFISHBASE) đạt tỷ lệ 100%. Tính đến ngày 30/9/2023, toàn tỉnh đã có 90/90 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS đạt 100%, còn 03 tàu hiện hư hỏng, nằm bờ không hoạt động khai thác hải sản trên biển; các chủ tàu cá đã có cam kết bằng văn bản sẽ lắp đặt thiết bị VMS trước khi hoạt động trở lại (tổng số 93 tàu có chiều dài từ 15m trở lên).

Cũng theo ông Hoàng, mới đây UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành công điện yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển tập trung cao độ thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp mạnh chống khai thác IUU.

Đọc thêm

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Công bố Gò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang

Thừa ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang trao Nghị quyết thành lập TP Gò Công cho lãnh đạo TP Gò Công
(PLVN) - Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố (TP) Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 thuộc tỉnh Tiền Giang.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.