Hà Nội yêu cầu chấn chỉnh các hành vi thiếu chuẩn mực trong trường học

Sự việc bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra tại Trường THCS Đại Đồng vào tháng 10 vừa qua (Ảnh cắt từ clip).
Sự việc bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra tại Trường THCS Đại Đồng vào tháng 10 vừa qua (Ảnh cắt từ clip).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND thành phố Hà Nội vừa ra công văn về tăng cường thực hiện văn hóa, chấn chỉnh một số hành vi thiếu chuẩn mực trong trường học khi liên tiếp xảy ra các vụ việc gây xôn xao trong hai tháng đầu năm học.

UBND thành phố Hà Nội mới ra công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường thực hiện văn hóa, chấn chỉnh một số hành vi thiếu chuẩn mực trong trường học.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác quản lý, đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đảm bảo trong nhà trường, trong cơ quan quản lý giáo dục không có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh noi theo.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã cần chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Thành phố; chú trọng phát hiện các tấm gương sáng, điển hình về đạo đức nhà giáo, định kỳ tổ chức tổng kết để tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn ngành;

Chỉ đạo nghiêm túc phòng, chống bạo lực học đường, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và kỹ năng biết tự ứng phó, xử lý tình huống cho học sinh khi gặp các tình huống có liên quan đến bạo lực học đường.

UBND Thành phố cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến giáo dục pháp luật, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học cho học sinh năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030"; Chương trình "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030"; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trong nhà trường. Thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho giáo viên, học sinh trong nhà trường. Thực hiện tốt việc phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội.

Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về văn hóa học đường, về đạo đức nhà giáo; xử lý nghiêm khắc, kịp thời các vi phạm trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và hạnh phúc.

Thời gian vừa qua, tại một số trường học trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra những "lùm xùm" liên quan đến bạo lực học đường, đạo đức nhà giáo gây bức xúc trong dư luận.

Gần đây nhất là vụ việc xảy ra tại Trường Trung học cơ sở Đại Đồng (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Cụ thể, ngày 25/10, mạng xã hội lan truyền clip một nam sinh bị đánh hội đồng. Đoạn clip ghi lại cảnh nam sinh ngồi tại một góc hành lang và bị 4 học sinh khác lần lượt hành hung. Một nam sinh quay clip.

Nam sinh bị đánh không chống trả, chỉ khóc và ôm đầu. Phần sau của clip là hình ảnh em này điều trị tại bệnh viện trong tình trạng hoảng loạn.

Sự việc trong đoạn clip được cho là diễn ra từ tháng 6, ngoài phạm vi nhà trường, đến tháng 10 nhà trường mới nắm được thông tin.

Trước đó, ngày 29/9, mạng xã hội xôn xao đoạn clip một nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp đến kiệt sức, sau đó, cô giáo túm áo, kéo lê học sinh này. Đoạn clip được quay tại hành lang lớp 12D4, Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn.

Sự việc trên chưa kịp lắng xuống thì lại tiếp tục xuất hiện clip ghi lại cảnh một thầy giáo ở Trường THPT Phan Huy Chú (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bóp cằm, xưng "mày - tao" với học sinh, mắng chửi học sinh ngay trên bục giảng.

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)

Chuyện của những người thầy đặc biệt

(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Đọc thêm

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.