Hà Nội triển khai nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát của HĐND

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội.
(PLVN) - Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 của Quốc hội, với quy mô lớn từ điểm cầu TP trực tuyến đến 30 quận, huyện, thị xã và 404 xã, thị trấn với hơn 10.000 đại biểu tham dự.

Sáng 7/10, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban Thường trực HĐND TP với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã quý III năm 2022; triển khai Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.

Cơ bản hoàn thành các nội dung theo chương trình công tác đề ra

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 của Quốc hội, với quy mô lớn từ điểm cầu TP trực tuyến đến 30 quận, huyện, thị xã và 404 xã, thị trấn với hơn 10.000 đại biểu tham dự.

Báo cáo kết quả hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội 9 tháng năm 2022 tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà cho biết, thời gian qua, HĐND các cấp TP Hà Nội đã phát huy tinh thần chủ động, quyết liệt, đoàn kết, sáng tạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để thể chế hóa, ban hành các chương trình, kế hoạch và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định, sát với thực tiễn và yêu cầu phát triển của Thủ đô.

Trong 9 tháng đầu năm, Thường trực HĐND TP đã cơ bản hoàn thành các nội dung theo chương trình công tác đề ra và thực hiện 48 nội dung công việc phát sinh theo chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy và yêu cầu thực tiễn của TP.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo tại hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo tại hội nghị.

Trong đó, đáng chú ý, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã tham mưu cho Đảng đoàn HĐND TP báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Đề án số 15-ĐA/TU, ngày 12/5/2022 về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại TP Hà Nội”.

Kịp thời ban hành Kế hoạch số 245-KH/ĐĐ của Đảng đoàn để chỉ đạo triển khai thực hiện và phối hợp, tham mưu Thường trực Thành ủy tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Đề án. Đây là cơ sở để HĐND các cấp đã ban hành các đề án, kế hoạch triển khai để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND của đơn vị trong nhiệm kỳ 2021-2026.

9 tháng năm 2022, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức 6 kỳ họp (1 kỳ họp thường lệ giữa năm và 5 kỳ họp chuyên đề) quyết định các nhiệm vụ cấp bách theo thẩm quyền. Trong đó, đã xem xét 16 báo cáo, biểu quyết thông qua 30 nghị quyết; nhiều nghị quyết có nội dung lớn, quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của TP.

HĐND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức 74 kỳ họp (trong đó, 30 kỳ họp thường lệ, 44 kỳ họp chuyên đề); ban hành 451 nghị quyết (trong đó có 295 nghị quyết chuyên đề và 156 nghị quyết thường kỳ). HĐND cấp xã tổ chức 508 kỳ họp (trong đó, 404 kỳ họp thường kỳ, 104 kỳ họp chuyên đề), ban hành 1.931 nghị quyết, trong đó có 462 nghị quyết chuyên đề.

Các nghị quyết ban hành đã cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cơ chế, chính sách đặc thù và các biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; là cơ sở pháp lý quan trọng, điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành tăng cường quản lý đầu tư, mở ra hướng đi mới nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng, phát triển toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế và chăm lo đến đời sống dân sinh.

Hoạt động giải trình của Thường trực HĐND các cấp tiếp tục được nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn.

Cũng trong 9 tháng qua, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức 15 cuộc giám sát; các tổ đại biểu HĐND TP cũng tổ chức 20 cuộc giám sát; khối quận, huyện, thị xã tổ chức 344 cuộc khảo sát, giám sát; các tổ đại biểu HĐND cấp huyện tổ chức 151 cuộc giám sát.

Ở cấp xã, Thường trực, các ban HĐND cấp xã đã tổ chức 1.657 cuộc khảo sát, giám sát; các tổ đại biểu HĐND cấp xã tổ chức 21 cuộc giám sát.

Công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cử tri cũng được HĐND các cấp thực hiện tốt.

Nâng cao chất lượng giám sát của HĐND các cấp TP Hà Nội

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên đã triển khai Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND đến đại biểu HĐND các cấp TP, nhằm nâng cao chất lượng giám sát của HĐND các cấp TP.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận hội nghị.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận hội nghị.

HĐND các quận, huyện, thị xã và cơ sở tại các địa bàn Thanh Xuân, Ba Đình, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thường Tín, Thạch Thất, Đông Anh… đã tham luận về các nhiệm vụ, giải pháp để hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, TP Hà Nội là đơn vị tổ chức sớm nhất, bài bản, hiệu quả trong triển khai Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15, lan toả từ HĐND TP tới HĐND cấp cơ sở.

Về nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị HĐND các cấp của TP Hà Nội tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy và các cấp ủy địa phương để cụ thể hóa bằng các nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn TP Hà Nội”.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng yêu cầu HĐND các cấp tích cực triển khai Nghị quyết số 594NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, rà soát lại các quy chế hoạt động, quy trình để bổ sung, hoàn thiện đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Nghị quyết.

Đồng thời, chuẩn bị thật tốt các nội dung kỳ họp thường lệ cuối năm 2022; tăng cường hoạt động giám sát, khảo sát, chất vấn, giải trình; tiếp tục đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; theo dõi, đôn đốc, giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri, của nhân dân.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hai ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Quang cảnh phiên làm việc chiều 18/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra chiều 18/2, với 448/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với hai ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng.

Xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Việt Nam không bắt đầu từ con số 0

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 17/2, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù và kiến nghị nhiều giải pháp để bảo đảm thực hiện thành công dự án.

Bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội vừa được Quốc hội thông qua đã bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường sáng 17/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực.

Hôm nay - 17/2: Quốc hội thảo luận về cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ khóa XV

Một phiên làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, hôm nay - 17/2, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; sau đó, thảo luận tại Đoàn về các nội dung trên.

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong
(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Công nhân Việt Nam phấn đấu xứng đáng danh hiệu người đảng viên

Quang cảnh diễn đàn (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sáng 16/2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) tổ chức Diễn đàn “Phấn đấu để xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Diễn đàn là dịp để các đảng viên công nhân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện trở thành đảng viên và nỗ lực, phấn đấu để trở thành đảng viên công nhân tiêu biểu.

Nghị quyết 57 là lời hiệu triệu, là mệnh lệnh đối với toàn thể người dân Việt Nam

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP).
(PLVN) - Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chỉ sau 20 ngày, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Tăng tốc đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia: Cần hành lang pháp lý cơ bản và toàn diện

Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. (Ảnh minh họa: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đã hoàn thiện bốn dự án luật quan trọng, dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm 2025, bao gồm: Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Các dự án Luật này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ bản toàn diện cho hoạt động KH,CN&ĐMST trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần tại Nghị quyết số 57-NQ/TW...

Nghị quyết số 57-NQ/TW - Chiếc 'đũa thần' để dân tộc vươn mình

Đưa Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: MOST).
(PLVN) - Giới nghiên cứu khoa học bày tỏ sự tin tưởng khi Nghị quyết 57 cho phép thí điểm các vấn đề mới từ thực tiễn, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và thời gian trễ trong nghiên cứu khoa học. Các cơ quan nghiên cứu được khuyến khích xây dựng cơ chế cho phép tổ chức và nhà khoa học thành lập, điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu...

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...