Hà Nội: Triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quang cảnh Hội nghị,
Quang cảnh Hội nghị,
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo đảm tiến độ, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, việc tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô nhằm tổ chức, phân bổ, sắp xếp không gian phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, qua đó, khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội đang tập trung quyết liệt để phấn đấu hoàn thành việc lập quy hoạch Thủ đô theo tiến độ đề ra.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương, Hà Nội sẽ bảo đảm tiến độ, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu theo quy định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Báo cáo công tác lập Quy hoạch Thủ đô tại hội nghị, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Lê Ngọc Anh đã điểm lại một số dấu mốc cùng tiến độ thực hiện từ sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 7/3/2022.

Gần đây nhất, ngày 31/5, Viện đã ký Hợp đồng với Liên danh tư vấn, gồm 7 đơn vị, trong đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đứng đầu liên danh và 6 Viện nghiên cứu hàng đầu của các Bộ, ngành.

Viện cũng đã chủ trì, phối hợp và tham mưu UBND TP tổ chức gần 60 cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành về công tác lập Quy hoạch, trong đó Chủ tịch UBND TP đặc biệt quan tâm và trực tiếp chủ trì 8 cuộc họp để định hướng về nội dung cũng như công tác tổ chức lập Quy hoạch.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành; UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục phối hợp Viện và liên danh tư vấn đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động lập Quy hoạch Thủ đô đảm bảo chất lượng, hiệu quả; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo tổ chức một số hội thảo khoa học quan trọng; phối hợp với các tỉnh, thành tổ chức các hội thảo, tọa đàm các vấn đề có tính liên vùng, liên tỉnh…

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân, việc thu thập số liệu kinh tế - xã hội thông qua các ngành, quận huyện đóng vai trò hết sức quan trọng trong lập quy hoạch. Số liệu đầu vào cần chính xác, đánh giá đúng hiện trạng.

Tới đây, Sở sẽ cùng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học cấp TP về 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phục vụ cho lập Quy hoạch Thủ đô và các công việc nhằm bảo đảm việc lập Quy hoạch trong thời gian ngắn nhưng bảm đảm chất lượng cao nhất.

Đặc trưng của Hà Nội vẫn là “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thay mặt cho các đơn vị liên danh 7 đơn vị tư vấn báo cáo nhanh một số ý tưởng chính trong quy hoạch Thủ đô, GS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh xác định đặc trưng của Hà Nội vẫn là “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, “Xanh - Thông minh - Thịnh vượng” và là TP kết nối toàn cầu.

Định hướng phát triển các ngành kinh tế xác định kinh tế dịch vụ là động lực, trong đó, dịch vụ đô thị là nguồn chính. Hà Nội định hướng là trung tâm logistics hàng không và phân phối hàng hoá khu vực phía Bắc. Văn hoá, di sản, du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí phải trở thành nguồn lực chính cho phát triển.

Đại diện liên danh tư vấn cũng nêu các ý tưởng về nhiệm vụ bảo tồn khu phố cổ và khu kiến trúc Pháp; cải tạo chỉnh trang các khu phố cũ, chung cư cũ; phát triển các trục đô thị hướng tâm kết nối với đô thị vệ tinh và trung tâm vùng; quy hoạch giao thông đường sắt; quy hoạch giao thông đường bộ đô thị; quy hoạch không gian dịch vụ hai bên sông Hồng; quy hoạch con đường di sản văn hoá; quy hoạch khai thác các di sản văn hoá lịch sử theo cơ chế PPP; quy hoạch TP khoa học, TP du lịch - văn hoá và TP thu hút giới tinh hoa cùng đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện Quy hoạch.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội đang đứng trước cơ hội “khác thường” khi lập, điều chỉnh cả Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) cùng thời điểm.

Hội nghị đã thể hiện quyết tâm của TP để không bỏ lỡ cơ hội định hướng phát triển của Thủ đô trong thời đại mới với sứ mệnh tạo hình mẫu, dẫn dắt cả nước. Ông lưu ý, để lập được bản quy hoạch đúng nghĩa cho Thủ đô Hà Nội cần đánh giá được lợi thế, tiềm năng khác biệt để từ đó biến thành sức mạnh của Hà Nội.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, TP đang trong thời điểm quan trọng bởi đang triển khai đồng bộ 3 nội dung là tổ chức lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025; tổ chức lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065; phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) với thời gian rất gấp.

Nhấn mạnh khối lượng công việc hiện nay là rất lớn để hoàn thành cả 3 nội dung nêu trên với thời gian không còn nhiều, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị, sau hội nghị, lãnh đạo các đơn vị, sở ngành, quận huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung công việc được phân công trong thời gian ngắn, đánh giá đầy đủ hiện trạng, cung cấp cơ sở dữ liệu để các đơn vị tư vấn, đơn vị lập, điều chỉnh Quy hoạch thể hiện khát vọng phát triển mỗi địa phương bằng những đồ án, mô hình cụ thể.

Chủ tịch UBND TP cũng đưa ra yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 để cả hai đồ án quy hoạch có sự khớp nối, bảo đảm kịp tiến độ, trình Chính phủ xin ý kiến Quốc hội trước khi xem xét, phê duyệt Quy hoạch trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nam dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công an Hà Nam dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) -Sáng 6/5/2024, Đoàn đại biểu Công an tỉnh Hà Nam do Đại tá Kiều Hữu Tuyển - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn cùng các đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ tỉnh; Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ và Nhà tưởng niệm đồng chí Lương Khánh Thiện, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

Đọc thêm

Thành phố Vĩnh Yên tập trung gỡ 'nút thắt' giải phóng mặt bằng cho các công trình, dự án trọng điểm

Lực lượng chức năng thành phố Vĩnh Yên tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ thi công Dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên giai đoạn 3.
(PLVN) - Các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp để người dân đồng thuận nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng thực hiện các công trình, dự án, đặc biệt là các công trình, dự án trọng điểm đảm bảo tiến độ đề ra.

Đưa nước sạch về cho người dân vùng hạn mặn Long An

Cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên bơm nước vào can chứa cho người dân. Ảnh: Luận Quân
(PLVN) -  Ngày 5/5, Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Chi đoàn cơ sở Sở xây dựng và Chi đoàn Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Long An tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ cho nhân dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Sức sống nông thôn mới nâng cao ở Yên Lạc

Kinh tế khá giả, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân từ đó được nâng lên rõ rệt
(PLVN) - Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, các cấp ủy, chính quyền, địa phương trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức sâu sắc việc liên tục cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hơn 30.000 phương tiện vận tải tại Đà Nẵng không truyền dữ liệu giám sát hành trình

Hơn 30.000 phương tiện vận tải tại Đà Nẵng không truyền dữ liệu giám sát hành trình
(PLVN) - Ngày 4/5, Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng vừa có văn bản gửi các đơn vị ở tỉnh, thành phố, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô, quản lý và khai thác bến xe khách… về việc tăng cường kiểm tra, xử lý phương tiện vi phạm không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và quá thời gian làm việc trong ngày.

Hải Phòng: Khẩn trương hoàn tất chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Toàn cảnh sân khấu Đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” đang trong quá trình lắp dựng.
(PLVN) - Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính mới của thành phố Hải Phòng đang khẩn trương hoàn thiện với mặt bằng có sức chứa lên đến 18.000 người; trong đó, có gần 10.000 ghế đại biểu cùng các khu vực phụ trợ được bố trí riêng biệt; bảo đảm an toàn, giao thông thuận lợi, thông thoáng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ lần thứ 11 sắp tới.

Đà Lạt bồi dưỡng tiếng dân tộc Kơ Ho cho cán bộ chủ chốt

Đà Lạt bồi dưỡng tiếng dân tộc Kơ Ho cho cán bộ chủ chốt

(PLVN) - Là địa bàn có số lượng lớn người đồng bào dân tộc thiểu số Kơ Ho sinh sống, TP Đà Lạt (Lâm Đồng tổ chức bồi dưỡng kiến thức tiếng dân tộc thiểu số Kơ Ho cho cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhằm nâng cao trình độ, kĩ năng giao tiếp với người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố để phục vụ công việc đạt hiệu quả.

Trưng bày chuyên đề 'Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng'

Đông đảo người dân, du khách đến tham quan tại bảo tàng TP.
(PLVN) - Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5 năm 2024, kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2023) và hưởng ứng Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024. Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.