Hà Nội: Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số đồng bộ, theo lộ trình chung

Cấp chữ ký số cho người dân tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội.
Cấp chữ ký số cho người dân tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hà Nội đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Đến nay, trên toàn TP đã cấp khoảng 10.000 chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của TP.

Thông tin về công tác chuyển đổi số của TP Hà Nội năm 2023, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội cho biết, công tác chuyển đổi số được TP bắt đầu triển khai từ năm 2021 trở lại đây. Đây là nội dung Thành ủy, UBND TP và các cơ quan nhà nước đặc biệt quan tâm triển khai.

Từ năm 2022 đến nay, mặc dù chưa có các văn bản quy phạm về chuyển đổi số, nhưng ngay sau khi Thành ủy ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động tại tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị của TP.

Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội của TP Hà Nội.

Đến nay, toàn bộ hệ thống chính trị của TP đã vào cuộc, nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số và đã triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ, theo lộ trình chung của TP.

Kết quả bước đầu thực hiện chuyển đổi số được ghi nhận đến 6 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, Hà Nội là một trong các tỉnh/TP đầu tiên đảm bảo đầy đủ các điều kiện và kết nối thành công với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao, trong đó có chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/TP, tăng 16 bậc so với năm 2021.

Bên cạnh việc ban hành các Chương trình, Kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cụ thể, UBND TP Hà Nội cũng đã tập trung chỉ đạo để trong thời gian ngắn, các hệ thống lớn, dùng chung toàn TP đã hoàn thành hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thông tin giải quyết TTHC.

Cùng với đó là các quy định, quy chế kèm theo để đảm bảo vận hành, khai thác các hệ thống thông tin, như Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước TP đã hoàn thành trong quý I năm nay (Quyết định số 2223/QĐ-UBND), quy chế hoạt động hệ thống thư điện tử TP,…

Về hạ tầng số, Trung tâm Dữ liệu chính của TP đang được tập trung triển khai để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV năm nay.

TP cũng tiếp tục duy trì, bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt mạng diện rộng WAN của TP, Hệ thống giao ban trực tuyến cả TP (đã được triển khai tới 3 cấp chính quyền).

Đặc biệt, TP Hà Nội đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.

Đến nay, trên toàn TP đã cấp khoảng 10.000 chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của TP.

Về phát triển dữ liệu, năm 2023, TP Hà Nội đã ban hành Danh mục dữ liệu mở của TP (tại Quyết định số 3478/QĐ-UBND ngày 04/7/2023). Đây là những dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và với công dân tổ chức trong thời gian tới.

Đồng thời, TP đã chỉ đạo triển khai Cổng dữ liệu TP và hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của TP (LGSP). Đây là 2 hệ thống cơ bản làm nền tảng để các đơn vị tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước.

Các CSDL của các ngành được giao các ngành triển khai đã và đang dần hình thành, trong đó tập trung một số CSDL quan trọng, như CSDL doanh nghiệp, CSDL đất đai, CSDL cán bộ công chức, …

TP Hà Nội khẳng định, chuyển đổi số là một quá trình thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, với quy mô rất lớn của TP 10 triệu dân, đây là khối lượng công việc không nhỏ. Nhưng với quyết tâm chính trị của TP Hà Nội, TP chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Đọc thêm

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.