Hà Nội tìm giải pháp cho nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng sau 3 tuần cách ly

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc.

(PLVN) - Hà Nội đã tiên phong, gương mẫu và chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19, nhưng cần có giải pháp cho thời gian tới khi rủi ro, nguy cơ vẫn hiện hữu do đã có những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, đã mất dấu F0 và một số trường hợp khỏi bệnh nhưng dương tính trở lại.

 

Sáng 22/4, phát biểu khai mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 23, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nêu rõ, Hà Nội là một địa bàn có rủi ro cao và bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 so với các địa phương trong cả nước (số ca lây nhiễm nhiều nhất, nhiều ổ dịch phức tạp như: Trúc Bạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hạ Lôi…). 

Dịch Covid-19 đã và đang tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội; gây gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại; làm đình trệ, đóng băng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất “cầm chừng”, thu hẹp quy mô hoặc phải tạm dừng hoạt động.

Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần chủ động, bản lĩnh, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, quyết liệt với phương châm “chống dịch như chống giặc” và đã kiểm soát được dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân Thủ đô, góp phần vào thành công chung của cả nước trên mặt trận phòng, chống dịch. 

Quý I/2020, tăng trưởng kinh tế Thủ đô vẫn được duy trì, GRDP đạt 3,72%, tuy không đạt kế hoạch nhưng là kết quả nỗ lực, cố gắng rất lớn của TP trong điều kiện bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh (nếu nông nghiệp không tăng trưởng âm 1,17% thì tăng trưởng GRDP của TP cao hơn bình quân cả nước) và đây cũng là mức tăng trưởng cao so với các TP lớn trong nước và khu vực.

Tuy nhiên, trong quý I/2019, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu lớn của TP, tạo áp lực đối với việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội vào các tháng cuối năm.

Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy; việc tổ chức triển khai chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo Quốc gia và Thành ủy.

Hội nghị cần chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế, yếu kém cần rút kinh nghiệm và định hướng, giải pháp trong thời gian tới khi rủi ro, nguy cơ vẫn hiện hữu do đã có những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, đã mất dấu F0 và một số trường hợp khỏi bệnh nhưng dương tính trở lại.

Hội nghị cũng cần phải trả lời được câu hỏi: “Hà Nội đã tiên phong, gương mẫu và chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19; liệu Hà Nội có thể tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô hay không?”. Và để làm điều đó, ông Vương Đình Huệ nêu rõ mỗi cấp ủy, chính quyền, quận, huyện doanh nghiệp cần xác định giải pháp cụ thể để thực hiện.

Theo đó, tập trung thảo luận những định hướng, giải pháp thích ứng với điều kiện phòng, chống dịch; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (phấn đấu nông nghiệp tăng trưởng đạt 4-5%), thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo tinh thần “góp gió thành bão”, cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân, đẩy mạnh sản xuất những lĩnh vực, mặt hàng có lợi thế trong điều kiện phòng, chống dịch (hóa chất, khẩu trang, thuốc sát trùng, dược phẩm…).

Ngoài ra, chú ý tới các lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4…

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...