Hà Nội thông báo môn thi thứ 4 tuyển sinh vào lớp 10

(PLVN) -Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020, trong đó môn thi thứ 4 được xác định là Lịch sử.

 

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 -2020 sẽ được tổ chức vào các ngày 2 và 3 tháng 6 với 4 môn thi bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật (thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường THCS).

Về hình thức thi, các bài môn Toán, Ngữ Văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận, thời gian làm bài là 60 phút.

Bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan có mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề, thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ Văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở mức độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.

Đọc thêm

'Không thể cấm việc dạy thêm, học thêm'

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn làm rõ các vấn đề dạy thêm học thêm và bạo lực học đường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc dạy thêm, học thêm không thể cấm được, bởi không có văn bản nào cấm. Do đó, đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết.

2 nữ giáo viên ở Quảng Bình bị buộc thôi việc

Trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc nới ông Phan Anh T là Hiệu trưởng.
(PLVN) - Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 của tỉnh Quảng Bình, trong năm 2023 có 18 trường hợp bị xử lý kỷ luật. Trong đó, buộc thôi việc 2 trường hợp, cảnh cáo 5 trường hợp và khiển trách 11.

Đừng biến các con thành 'cỗ máy' rập khuôn

TS Nguyễn Chí Hiếu cùng các phụ huynh, học sinh. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Cha mẹ đã bao giờ tự hỏi, với một đứa trẻ, điều con thực sự cần nhất có phải là điểm cao ở trường học, giải thưởng quốc tế, huy chương vàng ngoài kia? Cha mẹ và người làm giáo dục cần hành động như thế nào để hướng con thật sự đi vào thực chất của con trẻ và mỗi đứa trẻ được phát triển một cách toàn diện, cân bằng, tự nhiên và có chiều sâu?

Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Đổi mới cần gắn với yêu cầu của xã hội

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: TA).
(PLVN) -Không thể phủ nhận những kết quả to lớn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số mục tiêu đề ra tại Nghị quyết này vẫn chưa thực hiện được, nhất là vấn đề “thực học, thực nghiệp”. Nói cách khác, chủ trương đúng nhưng hiểu và vận dụng chưa thông.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ GD&ĐT vừa tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mỗi thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.