Hà Nội thiếu khoảng 5.500 trụ nước chữa cháy

Ảnh minh họa: Kinh tế đô thị
Ảnh minh họa: Kinh tế đô thị
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP Hà Nội mới có tờ trình về việc thông qua các biện pháp, cơ chế chính sách với dự thảo Đề án tổng thể về nâng cao năng lực, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn 2045.

Trong đề án, TP Hà Nội nêu hàng loạt những tồn tại của lực lượng PCCC&CNCH cần khắc phục trong thời gian tới. Trên địa bàn hiện nay thiếu khoảng 5.500 trụ nước chữa cháy. Các đội chữa cháy, CNCH thiếu cán bộ chuyên môn quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy.

Nhiều phương tiện PCCC&CNCH đã sử dụng trên 15 năm thường xuyên xảy ra hư hỏng; việc sửa chữa, phục hồi tình trạng kỹ thuật cho số xe này khó khăn. Các xe thang chữa cháy đều là những phương tiện sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại thường gặp các lỗi thiết bị phần chuyên dùng.

Việc bảo dưỡng, sửa chữa thay thế phụ tùng của các bộ phận chuyên dùng trên xe và phương tiện chữa cháy, CNCH gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian chờ sửa chữa kéo dài do phải đặt hàng, chờ chuyên gia, chờ nhập thiết bị từ nước ngoài.

Thiết bị, phương tiện chuyên dùng để tổ chức chữa cháy, CNCH với các vụ cháy, nổ xảy ra trong không gian kín, không gian ngầm, cháy trong ngõ nhỏ, sâu và các vụ cháy, nổ liên quan hóa chất còn hạn chế.

UBND TP trình HĐND TP thông qua đề án trên nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn Thủ đô. Đề án đặt ra 3 lộ trình (từ nay đến 2045) để nâng cao năng lực PCCC&CNCH. Tổng kinh phí sơ bộ thực hiện cả 3 giai đoạn khoảng 9.629,2 tỷ đồng.

Kinh phí giai đoạn 1 (đến 2025) là hơn 1.567 tỷ đồng. Gồm đầu tư trang thiết bị PCCC và chi thường xuyên cho các đội dân phòng theo quy định 366,6 tỷ đồng; 100 tỷ đồng phục vụ công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC&CNCH; 1.101 tỷ đồng mua sắm thiết bị PCCC.

Giai đoạn 2 (từ 2026 - 2030) gần 2.972 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch mua sắm hằng năm khoảng 1.738 tỷ đồng; chi thường xuyên các đội dân phòng 815 tỷ đồng; 415 tỷ đồng phục vụ công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC&CNCH.

Trong giai đoạn 3 (2031 - 2034), TP dự kiến chi gần 5.090 tỷ đồng cho công tác PCCC. Trong đó chi thường xuyên cho các đội dân phòng 2.445 tỷ đồng; 2.644 tỷ đồng phục vụ công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào.

Theo UBND TP, kinh phí triển khai thực tế để thực hiện sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập, phê duyệt các dự án của các sở, ngành theo từng lĩnh vực, địa phương. Nguồn kinh phí để thực hiện đề án từ ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách.

Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, UBND TP đề xuất bổ sung phương tiện PCCC&CNCH phù hợp với quy mô của địa bàn. Bổ sung 26 xe chữa cháy, 2 xe chữa cháy có đầu phá dỡ điều khiển từ xa, 5 xe thang 32m, 6 xe thang 52m, 1 tàu chữa cháy.

UBND TP cũng đề xuất mua sắm các thiết bị đặc thù như tàu chữa cháy trên sông, xuồng cứu hộ, ca nô chữa cháy, máy bay trực thăng CNCH, máy bay chữa cháy.

Đọc thêm

Chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" bảo vệ thiên nhiên

"Bước chân trở về" không chỉ là hành trình gợi nhắc về cội nguồn, mà còn là nền tảng cho các sáng kiến dài hạn vì cộng đồng như phủ xanh đất trống (ảnh B.C).
(PLVN) -  Với chủ đề "Trở về cội nguồn - Trở về thiên nhiên - Trở về bản thể", chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" kêu gọi cộng đồng chung tay trồng cây gây rừng, bảo vệ thiên nhiên, tôn vinh giá trị văn hóa Việt và tạo nền tảng kết nối doanh nhân, chuyên gia, nghệ sĩ, người Việt trong và ngoài nước.

Biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ xa vời mà là vấn đề cấp bách toàn cầu

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu tại Toạ đàm.
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh tại tọa đàm “Hoán đổi xanh: Cầu nối cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững”, diễn ra vừa qua tại Trường Đại học Cần Thơ. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), với mục tiêu thúc đẩy đối thoại, kết nối nguồn lực và truyền thông về thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Bão số 1 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1.
(PLVN) - Vị trí tâm bão hiện trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ 15-20km/h.

Việt Nam tiên phong trong bảo vệ môi trường và sinh kế gắn với biển

Nghề cá là một trong những trụ cột kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn ở góc độ hợp tác quốc tế. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên hợp quốc (UNOC 3), Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của mình bằng cách là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định Biển cả). Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến biển và đại dương.

Tin mới nhất về bão số 1

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h.
(PLVN) - Khoảng 6h hôm nay, bão số 1 cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 145km về phía đông. Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, bão số 1 sẽ đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc và đến khoảng 16h hôm nay, bão sẽ suy yếu dần.