Hà Nội “tái lập kỷ lục” làm đường “đắt nhất hành tinh”

Hà Nội “tái lập kỷ lục” làm đường “đắt nhất hành tinh”
(PLO) - Với quyết định chi gần 1.000 tỷ đồng để làm quãng đường chỉ dài 1,5km của UBND TP.Hà Nội, nhiều chuyên gia đã lên tiếng và tỏ ý lo ngại… 
Như Báo Pháp luật Việt Nam đã đưa tin, theo quyết định mới nhất, UBND TP.Hà Nội chính thức phê duyệt quyết định đầu tư tuyến đường nối đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng. Dự án này sẽ được thực hiện với tổng kinh phí dự kiến hơn 985 tỷ đồng. 
Theo đó, riêng chi phí bồi thường của dự án này là trên 481 tỷ đồng, chi phí xây dựng trên 256 tỷ đồng, chi phí dự phòng trên 221 tỷ đồng, còn lại là các chi phí thiết bị, tư vấn, quản lý dự án.
Dự án này có tổng chiều dài là 1.565m, rộng 40m, thuộc địa bàn phường Bồ Đề (quận Long Biên), điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ, điểm cuối nối với tuyến đường từ Ngọc Thụy đi Khu đô thị mới Thạch Bàn. Dự án được giao cho UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2014 - 2017. Khi hoàn thiện, Dự án sẽ tạo sự liên thông giữa cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì và tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Chi gần 1.000 tỷ đồng để làm đoạn đường với chiều dài 1,5km, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ gọi đó là “sự lãng phí ghê gớm”.
Theo ông Đặng Hùng Võ, lý do Việt Nam xuất hiện những con đường được mệnh danh “đắt nhất hành tinh” là bởi không tạo ra được cơ chế phù hợp để thu lại được lợi ích từ đất ở 2 bên đường do giá trị con đường mang lại. Các dự án này, giá trị bồi thường thường chiếm đến 80%, còn giá trị xây dựng chỉ chiếm 20%. Thậm chí, có những con đường giá trị bồi thường chiếm đến 90% tổng vốn đầu tư. Vì vậy, Nhà nước cứ phải bỏ rất nhiều tiền ra để làm đường, nhưng sau đó khi tiền đất 2 bên đường tăng lên, Nhà nước cũng không thu được. 
Ông Võ cho rằng đây là cơ chế “cực kỳ bất công”, người thì bị thu hồi đất- có khi là đất hương hỏa, người lại may mắn được ra mặt đường và hưởng khoản tiền “từ trên trời rơi xuống”. “Ở các nước có cơ chế góp đất và điều chỉnh lại đất đai, mọi người có đất ở 2 bên đường góp lại, sau đó quy hoạch lại 2 bên đường. Người mất hoàn toàn đất cũng được bố trí tái định cư tại chỗ, người mất một phần đất, được ra mặt đường, mang lại giá trị cao hơn thì diện tích đất cũng phải thu hẹp lại tương ứng. Như vậy, diện tích đất vẫn thu xếp đủ cho những người mất đất nhiều, mất ít, đồng thời một phần đất còn lại sau khi đền bù được đấu giá để lấy tiền xây dựng con đường.
Theo ông Võ, đây là cơ chế được hầu hết các nước từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Malaysia vận hành rất tốt và họ vừa có cơ hội chỉnh trang đô thị, vừa không mất chi phí cho việc xây dựng đường quá nhiều. Thậm chí, nếu tính toán tốt, tiền thu được từ đấu giá đất có khi đủ tiền để xây con đường mới” - ông Võ viện dẫn.
Thực tế, dù cơ chế nói trên đã được vạch ra từ lâu tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị nhưng trong Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai đang được Quốc hội xem xét lại không đề cập đến vấn đề này.
Lấy góc nhìn về sự minh bạch để minh chứng cho mức đầu tư “khủng” tại các dự án, theo TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam  - thì đây là nhược điểm của các dự án đầu tư công tại Việt Nam. “Nguyên nhân khiến các dự án đầu tư công ở Việt Nam bị đội giá lên cao là do sự không minh bạch và thiếu tính chuyên nghiệp trong việc thiết kế, xây dựng, thi công con đường” - ông Liêm nói.  
Mấy năm trước đây, tại dự án đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa, chỉ với chiều dài 550m nhưng ngân sách đã phải bỏ ra  642 tỷ đồng, tính trung bình mỗi mét chiều dài tuyến đường này tốn hơn 1 tỷ đồng. Theo ông Liêm, đáng lẽ sau con đường được mệnh danh “đắt nhất hành tinh” này thì Hà Nội phải rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thực sự xảy ra nên ngân sách thành phố vẫn phải "oằn mình" gánh những dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng một cách vô lý.

Đọc thêm

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

80% quảng cáo trên báo chí hiện thuộc về mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn sáng 12/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, trước đây 80% quảng cáo trực tuyến thuộc về báo chí thì nay thuộc về mạng xã hội, tức là nguồn thu từ quảng cáo đối với các cơ quan báo chí giảm đáng kể.

Để ngành Y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long báo cáo, giải trình làm rõ một số vấn đề liên quan được nêu tại phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương các cấp tiếp tục quan tâm, đóng góp ý kiến, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để tích cực xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra, để ngành Y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mệnh quan trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam - Chile

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic, Chủ tịch nước Lương Cường mong muốn thời gian tới, hai Đảng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và triển khai hiệu quả thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, đồng thời tiếp tục củng cố sự tin cậy cấp cao và nền tảng quan hệ chính trị làm cơ sở và định hướng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp để vàng không còn là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi

Phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân khiến vàng là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển… để quản lý thị trường vàng.

Đã giảm chênh lệch giá vàng từ 15-16 triệu xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để giảm chênh lệch giá vàng, từ phương án đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng.

Tin tưởng phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

“Chỉ có đoàn kết mới thắng lợi”

Người dân Nghệ An vui mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) -  Cả nước đang có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam 18/11 hàng năm.

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trò chuyện với cán bộ, Nhân dân thôn Lời. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 10/11, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.