Hà Nội sẽ đóng cửa cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm

Chủ tịch UBND TPHà Nội Nguyễn Đức Chung giải trình tại phiên họp.
Chủ tịch UBND TPHà Nội Nguyễn Đức Chung giải trình tại phiên họp.
(PLVN) - Mặc dù công tác phân cấp quản lý trong vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) tương đối rõ nhưng thực tế vẫn tồn tại thực phẩm không rõ nguồn gốc; Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm chưa đạt hiệu quả; lãnh đạo thành phố nhận trách nhiệm sự cố nước Sông Đà…

Đó là những nội dung thu hút dư luận tại phiên họp giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố Hà Nội do Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức ngày 4/11.

Tồn tại thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát biểu tại phiên giải trình, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay: Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10 của Thành ủy Hà Nội, công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả nhưng tình trạng vi phạm ATTP vẫn diễn ra gây lo ngại, bức xúc trong nhân dân.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, toàn TP kiểm tra được gần 334.000 lượt cơ sở về ATTP, phạt tiền hơn 21.000 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 90 tỷ đồng. Đặc biệt, TP đã khởi tố 4 vụ với 7 đối tượng phạm tội sản xuất hàng giả, kém chất lượng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về chất lượng thực phẩm không rõ nguồn gốc, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết: Công tác phân cấp quản lý của TP trong vấn đề này tương đối rõ, trong đó việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đã được Sở Công Thương có đề án triển khai, đạt nhiều tiến bộ.

Tuy nhiên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng thừa nhận vẫn còn tồn tại việc thực phẩm không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến tâm lý người dân; ông Hiền nhấn mạnh TP sẽ kiên quyết đóng cửa cơ sở không đảm bảo; công khai rộng rãi những cơ sở không đạt yêu cầu...

Về quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm đến năm 2020 TP qua 7 năm thực hiện mới có 7/11 điểm giết mổ công nghiệp và 10/16 điểm giết mổ tập trung trên địa bàn, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, nguyên nhân nằm ở việc chính quyền một số địa phương chưa chú trọng đến triển khai quy hoạch giết mổ công nghiệp, không bố trí được quỹ đất để xây dựng, một số vị trí có đủ điều kiện nhưng lại nằm trong quy hoạch khác. Bên cạnh đó, dù được TP hỗ trợ nhưng chi phí khi giết mổ tập trung cao hơn nên người dân còn chưa mặn mà với việc này…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thẳng thắn nhìn nhận vấn đề ATTP trên địa bàn TP còn chưa đạt yêu cầu và mong muốn của người dân. Vì vậy, trong thời gian tới, TP sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra; yêu cầu các nhà cung cấp đăng ký thông tin nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Cùng với đó, TP sẽ đặc biệt chú ý đến các cơ sở chế biến, sản xuất, trong đó có các cơ sở sản xuất nước, lương thực thực phẩm, chế biến, rau củ quả tươi sống; quan tâm siết chặt quản lý nguồn gốc xuất xứ của chất bảo quản thực phẩm, chất bảo vệ thực phẩm…

Rút kinh nghiệm sự cố nước sạch sông Đà

Liên quan đến sự cố nước nhiễm dầu tại Nhà máy nước sạch sông Đà, ông Chung cho biết khi người dân trình báo vụ việc, TP đã cử ngay cán bộ xuống lấy mẫu và gửi đến các cơ quan xét nghiệm. Ngay trong ngày đầu tiên bị ảnh hưởng, TP cũng đã điều tiết nguồn nước tại các khu vực điều tiết được. Theo ông Chung, khi có kết quả xét nghiệm, lãnh đạo TP phải gọi trực tiếp cho lãnh đạo công ty và các cổ đông chính của công ty mới thừa nhận những việc liên quan đến phát hiện nhiễm dầu.

“Cho phép tôi thay mặt lãnh đạo TP xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề liên quan đến giải quyết sự cố này”, ông Chung nói. Chủ tịch Hà Nội cũng cho hay TP đã họp với các bên liên quan và thông báo rõ để Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà sớm hoàn thiện hệ thống quan trắc.

Cùng với đó, Hà Nội cũng thống nhất quan điểm cho rằng Nhà máy nước sông Đà phải tách riêng hệ thống lấy nước với việc sử dụng chung nước Đầm Bài, đồng thời đã yêu cầu công ty phải lắp hệ thống quan trắc tự động.

Phát biểu kết luận phiên giải trình, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị TP cần rà soát lại các đề án, quy hoạch, kế hoạch đã ban hành liên quan đến ATTP để triển khai một cách hiệu quả; giải quyết những vướng mắc của từng vấn đề, nhất là từ chăn nuôi đến giết mổ, lưu thông gia súc gia cầm; đề xuất siết chặt quản lý chợ dân sinh…

Bà Ngọc cũng cho rằng UBND TP cần đề xuất với HĐND về việc xử lý những cơ sở vi phạm mà nếu thực hiện theo luật hiện rất thấp. “Cái này liên quan đến sức khỏe, liên quan đến giống nòi, vậy tại sao chúng ta không làm nghiêm việc này để xử phạt cho nghiêm?”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc: Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

(PLVN) - Những mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế tại hệ thống siêu thị, hay trong các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó có được là nhờ việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đọc thêm

Cấm thuốc lá mới, Singapore và Brazil giảm tỷ lệ hút thuốc xuống mức thấp nhất thế giới

Bà Bungon Ritthiphakdee, Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA).
(PLVN) - Hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng (TLNN), trong đó Singapore, Brazil và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chứng minh hiệu quả của lệnh cấm khi duy trì tỷ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới, lần lượt là 10,1%, 9,1% và 9,5%. Thuế thuốc lá cũng được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc kiểm soát tỷ lệ hút thuốc.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ VASEP, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ giữa tháng 8 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung và sản lượng tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất lớn trên thế giới cũng giảm mạnh, khiến nhu cầu tôm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế tăng cao.

Thấy gì sau chương trình Online Friday 2024?

KOL, KOC có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành trình mua sắm của người tiêu dùng trong Online Friday 2024.
(PLVN) - Sự kiện Online Friday 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ làm tăng lượng mua sắm trực tuyến mà còn làm nổi bật vai trò của công nghệ và KOLs trong việc kết nối hàng Việt với người tiêu dùng. Từ các phiên livestream sôi động đến sự hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn và địa phương, sự kiện đã chứng minh sức mạnh của chuyển đổi số trong việc quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.