Hà Nội quyên góp được 2.345 máy tính, thiết bị hỗ trợ học sinh nghèo

Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em”, ngành giáo dục Hà Nội đã quyên góp được 2.345 máy tính và thiết bị, hỗ trợ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có máy tính, điện thoại thông minh để học trực tuyến.

Tính đến ngày 12/9, chương trình “Máy tính cho em’ đã được các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã tích cực triển khai, vận động được 2.345 máy tính, điện thoại thông minh và phương tiện học trực tuyến.

Đồng thời, ngành giáo dục Hà Nội cũng trao hỗ trợ cho gần 400 cán bộ giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 600 triệu đồng. Ngoài ra, Công đoàn ngành giáo dục cũng trao 700 túi quà “An sinh Công đoàn” tới các đoàn viên của các đơn vị trực thuộc có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, thống kê từ các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã đến nay nhiều đơn vị đã đủ thiết bị học trực tuyến cho 100% học sinh các trường Tiểu học, THCS như Phòng GD&ĐT các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai…

Nhiều đơn vị đã phát động phong trào ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và được đông đảo cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh tham gia ủng hộ bằng nhiều hình thức như: tham gia nấu ăn phục vụ các khu cách ly, làm kính chống giọt bắn, mua nông sản ủng hộ bà con nông vùng dịch, giúp đỡ học sinh mượn máy tính…

Trước đó, năm học 2020-2021, chương trình “Máy tính cho em”, ngành giáo dục Hà Nội đã vận động quyên góp được hơn 2.000 máy tính, điện thoại thông minh và các phương tiện học tập trực tuyến.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!