Hà Nội: Phát triển kinh tế trang trại theo chuỗi liên kết, nâng cao đời sống nông dân

Mô hình trang trại của Hộ bà Phùng Thị Thơ ở huyện Ba Vì. Ảnh: Cổng TTĐT huyện Ba Vì.
Mô hình trang trại của Hộ bà Phùng Thị Thơ ở huyện Ba Vì. Ảnh: Cổng TTĐT huyện Ba Vì.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết trên địa bàn TP Hà Nội đang góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đất đai, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận cư dân nông thôn, đồng thời thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong Nông nghiệp, nông thôn Thủ đô.

Nhiều kết quả tích cực

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội), trên địa bàn TP hiện có 1.701 trang trại, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi với 1.359 trang trại, 180 trang trại nuôi trồng thủy sản, 33 trang trại trồng trọt.

Toàn TP hiện có 243 trang trại bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn TP Hà Nội đã góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, phát triển nông nghiệp bền vững. Cùng với đó, tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp. Qua đó, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đáng chú ý, hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị hàng hoá của các trang trại trên địa bàn TP Hà Nội đã bước đầu được hình thành và phát triển. Toàn TP hiện có khoảng 277 trang trại đã xây dựng được chuỗi liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Ví dụ, tại huyện Gia Lâm, hơn 40 hộ dân đang liên kết cung cấp nguyên liệu cho HTX Chế biến sữa bò Phù Đổng. Việc duy trì mối liên kết này giúp HTX yên tâm về nguồn gốc, chất lượng sữa nguyên liệu, còn các nông hộ, gia trại, trang trại cũng không phải lo lắng về bài toán đầu ra.

Tương tự, tại huyện Ba Vì, Công ty CP Sữa nông trại Ba Vì cũng đang bắt tay với hơn 20 nông hộ trên địa bàn để sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

Trong số những trang trại đã liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu trên địa bàn Thủ đô phải kể tới trang trại chăn nuôi trâu bò của lão nông Trần Văn Khánh (Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội).

Hiện trang trại đang nuôi khoảng 300 con bò. Vốn đầu tư khoảng 11-14 tỷ đồng. Nếu chăn nuôi thuận lợi, mỗi năm sẽ được lãi thuần 2-2,5 tỷ đồng, tương ứng bình quân nuôi 1 con trâu, bò cho lãi từ 0,8-1,3 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, trang trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Hanh ở xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) có quy mô 1ha, doanh thu đạt 19 tỷ đồng/năm, sản phẩm chủ yếu là lợn giống, lợn thương phẩm.

Còn tại huyện Quốc Oai, các sản phẩm từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Văn Lâm từ nhiều năm nay được tiêu thụ thông qua việc liên kết với Công ty Cổ phần thương mại 5S Pro và các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện.

Hoạt động của trang trại mang lại doanh thu bình quân 20 tỷ đồng/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 11 lao động, với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.

Theo tính toán, doanh thu bình quân của một trang trại hiện nay đạt trên 2 tỷ đồng/năm. Các loại hình trang trại phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Cùng với việc giải quyết việc làm, kinh tế trang trại đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế Hà Nội...

Hướng tới phát triển bền vững kinh tế trang trại

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025" đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế trang trại bền vững, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm…

Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trên, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Về phát triển kinh tế nông thôn, Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; phát triển ngành nghề và kinh tế nông thôn thông qua việc hỗ trợ thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề, các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn…

Thời gian qua, TP Hà Nội và ngành nông nghiệp TP cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các trang trại để tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn TP Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, chất lượng nhân lực lao động. Tại nhiều địa phương, các trang trại hoạt động theo hướng tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm có nơi chưa bảo đảm nên sức cạnh tranh yếu.

Số lượng trang trại áp dụng công nghệ cao toàn phần, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý, điều hành, vẫn còn ít.

Nhiều trang trại chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa nên số lượng trang trại có liên kết còn ít…

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm... gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Cùng với đó, Sở cũng sẽ tham mưu cho TP xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trang trại quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao và tạo ra các sản phẩm an toàn.

Đồng thời, đổi mới hướng tới phát triển bền vững kinh tế trang trại, triển khai các phương án sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Còn ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trong định hướng phát triển trang trại, TP Hà Nội chú trọng nhân rộng những trang trại ứng dụng công nghệ cao.

Riêng lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sẽ tập trung hình thành và phát triển những trại giống quy mô lớn để cung ứng cho các tỉnh, thành.

TP cũng sẽ phối hợp với các sở ngành phát triển chuỗi liên kết từ nông trại đến bàn ăn, tiến tới chuyên nghiệp hoá chuỗi giá trị sản phẩm trang trại tại Hà Nội.

TP Hà Nội đang đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ phấn đấu có từ 2.000 trang trại trở lên, số lao động làm việc trong các trang trại là gần 8.000 người.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.