Hà Nội: Phát triển đồng bộ các loại thị trường, thúc đẩy kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh, bền vững

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh giảng bài tại lớp học.
Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh giảng bài tại lớp học.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh như vậy trong bài giảng tại lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030, diễn ra tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, sáng nay, 8/11.

Nhiều thành tựu nổi bật

Tham dự lớp học có 96 học viên là cán bộ chủ chốt các cơ quan TP đã được phê duyệt quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ TP, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trình bày chuyên đề: “Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới - Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn” tại lớp học, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã làm rõ những kết quả nổi bật của TP về kinh tế, văn hóa, xã hội nhất là trong nhiệm kỳ 2016-2020, năm 2021 và 9 tháng năm 2022 so với giai đoạn trước; phân tích những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm rút ra.

Theo đó, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian qua, bối cảnh tình hình an ninh, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc, thay đổi nhanh chóng, khó lường, có những mặt, nội dung vượt xa mọi dự báo thông thường.

Dù vậy, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, TP trong nước và bạn bè quốc tế; với tinh thần năng động, chủ động, sáng tạo, tranh thủ thuận lợi, thời cơ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng xanh, bền vững; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh tăng cao. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khá cao và cao hơn mức tăng của cả nước; 9 tháng năm 2022 đạt 9,69%, cao nhất trong những năm gần đây.

Quy mô GRDP năm 2021 đạt 1,067 triệu tỷ đồng, chiếm 65,4% quy mô GRDP vùng đồng bằng sông Hồng và 17,7% giá trị tổng sản phẩm (GDP) bình quân cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 128,2 triệu đồng, gấp 1,4 lần bình quân cả nước.

Năng suất lao động đạt 252,3 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 2,29 lần bình quân cả nước (110,4 triệu đồng/người). Tốc độ tăng năng suất trung bình giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,79%.

Cùng với đó, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán, cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, bền vững, đảm bảo cân đối thu, chi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô.

Lũy kế giai đoạn 2016-2020 đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng (gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015), tăng trung bình 11,1%/năm. Năm 2021, tổng thu đạt 267.232 tỷ đồng, vượt 13,5% dự toán Trung ương giao. Chín tháng năm 2022, thu ngân sách thực hiện 243.911 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán.

Ưu tiên nguồn lực phát triển các ngành, lĩnh vực cơ bản

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh dành nhiều thời gian phân tích, chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP thời gian tới trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ rõ, TP sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, trước mắt là tập trung vào triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy, trong đó, có 96 nhiệm vụ được phân theo hướng rõ các nội dung chương trình, đề án, dự án, rõ thời gian và cơ quan chủ trì thực hiện.

Đồng thời, TP tập trung thực hiện tốt 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội đã xác định

Ngoài ra, Hà Nội sẽ ưu tiên các nguồn lực thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực cơ bản.

Trong đó, về phát triển kinh tế, TP sẽ tập trung phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản, đất đai, khoa học và công nghệ; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên theo cơ chế thị trường để thúc đẩy kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững. Quản lý, kiểm soát hiệu quả giá đất và nhà ở, bảo đảm phát triển thị trường bất động sản lành mạnh. Khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài sản công, hạ tầng đô thị…

Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế; tăng cường xã hội hóa đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số thành phần xếp hạng PCI, bãi bỏ các rào cản, tập trung vào việc nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, vốn đầu tư...; tạo môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển theo quy định của pháp luật; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

TP cũng sẽ tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN cùng với phát triển mạnh các dịch vụ số; Hoàn thành số hóa toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về dân cư, đất đai, tài sản công… Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị TP.

Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý kết cấu hạ tầng; khuyến khích sử dụng vốn từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng.

Nhằm phát huy giá trị văn hóa, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, TP sẽ phát triển các trục không gian văn hoá dọc bờ Bắc và bờ Nam Sông Hồng, trục kết nối không gian thành cổ Hà Nội và trục Tây Hồ Tây - Hồ Tây - Cổ Loa nhằm tổ chức các không gian lễ hội văn hóa, các sự kiện văn hóa lớn của Thủ đô.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, một động lực quan trọng phát triển Thủ đô.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3673/UBND-KTTH về quyết liệt thực hiện các giải pháp điều hành tài chính, ngân sách địa phương những tháng cuối năm 2022. Theo đó, UBND TP yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022; phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước được giao ở mức cao nhất.

UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong thực thi công vụ. Tăng cường công tác đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên. Khẩn trương hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước làm cơ sở xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Phát động gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo tại Thừa Thiên Huế

Trao sổ tiết kiệm cho các cơ quan, đơn vị tại lễ phát động.
(PLVN) - Chiều 24/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động “Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo” để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Lễ phát động được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại chi nhánh NHCSXH tỉnh và các điểm cầu Phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã.

Đầu tư 10km tuyến ống cấp nước sinh hoạt cho người dân U Minh Thượng

Đầu tư 10km tuyến ống cấp nước sinh hoạt cho người dân U Minh Thượng
(PLVN) - Ngày 24/4, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ Phát động Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024. Đồng thời, tiếp nhận tài trợ đầu tư 10km tuyến ống cấp nước sinh hoạt và 250 đồng hồ cho các hộ dân đang gặp khó khăn về nước sạch ở xã Vĩnh Hòa, huyện U Minh Thượng.

Hai tuyến đường đèo Prenn và Mimosa 'chia lửa' áp lực giao thông

Đèo Prenn được nâng cấp mở rộng góp phần giảm ùn tắc giao thông.
(PLVN) - Tùy thuộc tình hình giao thông thực tế, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) chủ động, linh hoạt điều tiết giữa 2 tuyến đường đèo dẫn vào trung tâm Đà Lạt là Prenn và đèo Mimosa để chống ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 này.

Nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm cựu chiến binh trong tình hình mới

Nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm cựu chiến binh trong tình hình mới
(PLVN) - Thông qua Hội nghị “Hội nghị thông tin tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, hội viên cựu chiến binh năm 2024”, các cán bộ, hội viên Cựu chiến binh tỉnh định hướng được tư tưởng và nâng cao lòng yêu nước, yêu dân tộc; bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Đẩy nhanh tiến độ để dự án Tân Tri - Nghinh Tường về đích sớm

Các đơn vị nhà thầu tập trung thi công hạng mục mặt đường bê tông xi măng đường Tân Tri - Nghinh Tường (Ảnh: Langson.gov)
(PLVN) - Dự án tuyến đường Tân Tri - Nghinh Tường (xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư là 117 tỷ đồng. Các đơn vị thi công dự án đang tập trung nhân lực, phương tiện và triển khai linh hoạt phương án thi công để hoàn thành dự án vượt tiến độ.

Vĩnh Phúc chủ động đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Cán bộ Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP huyện Tam Dương làm xét nghiệm mẫu rau cải tại bếp ăn bán trú Trường mầm non Duy Phiên (Ảnh: Báo Vĩnh Phúc)
(PLVN) -  Xác định công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung chỉ đạo thực hiện. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Loạt công trình do xã Đông Vinh làm chủ đầu tư còn khuyết điểm

 Loạt công trình do xã Đông Vinh làm chủ đầu tư còn khuyết điểm
(PLVN) - Qua công tác kiểm 20 dự án, công trình giai đoạn 2018 đến nay do UBND xã Đông Vinh làm chủ đầu tư, Thanh tra thành phố Thanh Hóa phát hiện nhiều tồn tại, khuyết điểm, kiến nghị thu hồi 224 triệu đồng, giảm trừ giá trị của các đơn vị thi công hơn 100 triệu đồng.

Bạc Liêu: Trung tâm điều dưỡng Người có công đi vào hoạt động

Bạc Liêu: Trung tâm điều dưỡng Người có công đi vào hoạt động
(PLVN) - Nhằm chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5, chiều 23/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập và đưa Trung tâm điều dưỡng Người có công đi vào hoạt động.