Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng trình bày báo cáo tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng trình bày báo cáo tại hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi số, phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại; phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô đang phát triển khá mạnh mẽ

Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội diễn ra ngày 2/11, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng đã trình bày dự thảo Nghị quyết của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ, thời gian qua, TP đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số trong các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Đến nay, kinh tế số, xã hội số của Thủ đô đang phát triển khá mạnh mẽ, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt, xếp hạng chỉ số thương mại điện tử của Hà Nội đứng thứ 2 trên toàn quốc, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 78%...

Việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 của Chính phủ về phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử trên địa bàn TP đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước.

Đề án được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, góp phần thay đổi phương thức quản trị xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý thông tin công dân.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hà Nội cũng chỉ ra một số vấn đề như dữ liệu số chưa được hoàn thiện và khai thác hiệu quả, việc phân tích dữ liệu thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành chưa được triển khai; ứng dụng công nghệ thông tin trong khối Đảng, đoàn thể TP còn hạn chế.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số nói riêng và chuyển đổi số nói chung. Năng lực chuyển đổi sổ của doanh nghiệp còn yếu; chuyển đổi số trong hầu hết các ngành, lĩnh vực còn chậm so với nhu cầu của xã hội…

Theo ông Chử Xuân Dũng, nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên có cả khách quan và chủ quan, nhưng có một phần do cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến chuyển đổi số; chưa sẵn sàng đối mới về tư duy và hành động trong tiếp cận và thực hiện dẫn đến việc xây dựng chính sách và triển khai chuyển đổi số tại một số cơ quan, đơn vị còn chậm, chưa chủ động, chưa đáp úng yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Để nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cán bộ, Đảng viên, Nhân dân về tính cấp thiết của chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh, xứng tầm vị thế Thủ đô, việc ban hành Nghị quyết của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cần thiết.

Theo dự thảo Nghị quyết, mục tiêu tổng quát đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại; Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành TP thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế, xã hội.

Về một số mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của TP Hà Nội khoảng 30%; trong các ngành, lĩnh vực tối thiểu 10%; phấn đấu 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đến 90% hộ gia đình; 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử…

Để thực hiện các mục tiêu trên, dự thảo Nghị quyết của Thành ủy cũng đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chuyển đổi số và xây dựng TP thông minh.

Đổi mới tư duy về chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh, hiện đại

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, về dự thảo nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, Ban Chấp hành Đảng bộ TP tán thành với nội dung dự thảo Nghị quyết.

Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.

Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.

Dự thảo Nghị quyết đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đảng bộ TP Hà Nội về xây dựng, phát triển Thủ đô; về tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chủ trương, định hướng của Chính phủ về chuyển đổi số và thực tiễn yêu cầu của TP.

Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của nghị quyết, Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia, đóng góp xác đáng của các đại biểu tại hội nghị; hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trình Ban Thường vụ Thành ủy ký ban hành theo Quy chế làm việc của Thành ủy.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu sau khi nghị quyết được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của TP nghiêm túc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ biến rộng rãi đến toàn bộ các cơ quan, tổ chức, địa phương và toàn thể cán bộ, Đảng viên trong hệ thống chính trị của TP nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh, hiện đại;

Các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cấp trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch chuyển đổi số, gắn với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình; đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả;

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các hiệp hội, ngành nghề TP phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số; xây dựng Thủ đô thành TP thông minh.

Đọc thêm

BHXH tỉnh Sơn La nỗ lực vì điểm tựa an sinh xã hội bền vững

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ quý IV/2024.
(PLVN) - Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Sơn La đã cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bảo đảm thu nhập và các dịch vụ xã hội cho người dân.

Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Các đại biểu tại hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”
(PLVN) - Sáng 14/11/2024, tại TP HCM, Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”. Dự thảo Luật này đã được Chính phủ công bố và lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Nội dung của Dự thảo cũng đã có nhiều thay đổi lớn...

Cần Thơ: Diễn đàn 'Sinh viên với an toàn giao thông'

Các đại biểu tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT. (Ảnh: Long Vĩnh)
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ phối hợp Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tổ chức Diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT)”.

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái
(PLVN) - Tín dụng chính sách đã và đang trở thành đòn bẩy quan trọng, góp phần thúc đẩy huyện Trấn Yên chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một cực tăng trưởng mới của tỉnh Yên Bái. Với nguồn vốn ổn định và chính sách hỗ trợ linh hoạt, NHCSXH huyện Trấn Yên đã giúp người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế bền vững.

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang
(PLVN) - Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự (ANTT) là mô hình điểm trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được xây dựng ở địa bàn có người dân theo đạo Công giáo tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang). Sau 6 năm đi vào hoạt động, mô hình đã mang lại hiệu quả, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Đồng lòng xây dựng Yên Bái phát triển bền vững, bản sắc và hạnh phúc

Đồng lòng xây dựng Yên Bái phát triển bền vững, bản sắc và hạnh phúc
(PLVN) - Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV thông qua Quyết tâm thư, trong đó nêu rõ, các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc...

Cháy lớn xưởng gỗ trong khu công nghiệp Hố Nai

Cháy lớn xưởng gỗ trong khu công nghiệp Hố Nai
(PLVN) - Lực lượng chữa cháy huy động phương tiện, thiết bị nỗ lực trong nhiều giờ để dập tắt đám cháy tại nhà xưởng sản xuất gỗ trong Khu công nghiệp Hố Nai, thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Cần Thơ hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

Cần Thơ hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ (Ban ATGT TP Cần Thơ) phối hợp với trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ tổ chức diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”.

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu
(PLVN) - Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của triều cường trên địa bàn, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chủ động các biện pháp phòng tránh; đồng thời, cảnh báo và di dời người dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn.