Hà Nội phân bổ gần 232.000 liều vaccine COVID-19 cho những khu vực nào ?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn khẩn về việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 trên địa bàn thành phố đợt 8. Theo đó Hà Nội sẽ phân bổ thêm 232.000 liều vaccine cho các khu vực trọng điểm.

Căn cứ số lượng vắc xin mà Bộ Y tế cung cấp, Hà Nội đã phân bổ thêm 231.950 liều vaccine COVID-19 cho 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có 134.400 liều vaccine của Moderna; 17.550 liều vaccine của Pifzer và 80.000 liều vaccine AstraZeneca. Còn lại, 3.360 liều vaccine Moderna và 1.170 liều vaccine Pifzer được lưu giữ tại kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và sẽ được phân bổ tiếp căn cứ vào đối tượng ưu tiên theo phương án đã ban hành của UBND thành phố Hà Nội.

Cụ thể, Hà Nội phân bổ cho quận Ba Đình hơn 8.000 liều vaccine Moderna (cao nhất), 5 quận gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy khoảng 7.000 liều/quận.

Với vaccine AstraZeneca, Hoàng Mai là quận được phân bổ nhiều nhất với 5.170 liều, Hà Đông có 4.080, Đông Anh có 3.940 liều…

Vaccine Pfizer được phân bổ nhiều nhất cho quận Ba Đình với 1.500 liều, các quận Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm có từ hơn 1.200- 1.380 liều.

Tổng chung 3 loại vaccine, các quận có số lượng vaccine được phân bổ nhiều nhất là: Ba Đình (11.690 liề), Đống Đa (11.670 liều); Hai Bà Trưng (10.620 liều); Nam Từ Liêm (10.140 liều)...

Trước đó, ngày 28/7, Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ cho Hà Nội 268.000 liều vaccine Moderna (theo Quyết định 3609) và 270.000 liều vaccine AstraZeneca (theo Quyết định 3600).

Ngày 3/8, Bộ Y tế đã điều chỉnh Quyết định 3600, bổ sung 284.000 liều vaccine AstraZeneca cho TP. Hà Nội. Bộ Y tế cũng phân bổ cho Hà Nội 414.880 liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Vương quốc Anh & Bắc Ai-len viện trợ.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện xây dựng kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 các đợt tiếp theo, căn cứ đối tượng cần tiêm, đã tiêm. Số lượng vaccine COVID-19 được phân bổ đảm bảo minh bạch, đúng đối tượng và khẩn trương tổ chức tiêm ngay sau khi nhận được vaccine.

Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 23/7, thành phố đã triển khai được 699.065 mũi tiêm trong đợt 6, 7. Tổng cộng, Hà Nội tiêm được 910.184 mũi tiêm với số người đã được tiêm là 849.130 người (chiếm tỷ lệ 10,3% dân số thành phố).

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.