Hà Nội những nẻo đường hoa tháng Ba...

Hà Nội những nẻo đường hoa tháng Ba...
(PLO) - Tháng Ba, tiết trời sáng sớm như phủ mờ hơi sương khiến đường Thanh Niên (Tây Hồ) thêm mộng mơ, hư ảo. Mùa này, hoa sưa trắng tinh khôi, thi thoảng những cánh hoa mỏng manh khẽ khàng chao nghiêng trong gió khiến con tim không khỏi bồi hồi xao xuyến.

Cùng với hoa sưa, những cây hoa ban khẳng khiu của mùa giá rét cũng đã vươn chồi, trổ hoa đón nắng xuân. Hoa ban Tây Bắc được trồng ở nhiều phố Hà Nội. Hoa ban nở vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm. Cánh hoa màu tím pha trắng vừa tinh khôi, vừa nền nã gợi nhớ huyền thoại một chuyện tình bi thương nàng Ban của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc... 

Mùa xuân, đâu chỉ có đường Thanh Niên mới đẹp và lãng mạn. Những con phố như Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ, Ngô Quyền mùa này cũng đang ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa sưa. 

Đến giờ, dù đã quen với hoa sưa và hiểu biết ít nhiều về loài cây kỳ lạ này nhưng nhiều người vẫn ngạc nhiên đến ngỡ ngàng không hiểu sao một loại cây thân gỗ, cành cứng, tán thưa, thường được trồng lấy gỗ vì có giá trị kinh tế cao lại có thể “dâng hiến” cho đời những vòm hoa tuyệt diệu lãng mạn này. Hoa sưa nở rộ từng chùm trắng muốt tinh khôi, cứ như cái tàng cây khẳng khiu vắt kiệt mình để hiến dâng cho đời thảm hoa li ti xinh đẹp nõn nà như bông tuyết cùng mùi thơm nhẹ nhàng, thanh khiết.

Đầu tháng 3, khi Hà Nội thời tiết vẫn còn ẩm ương, chút lạnh vẫn còn dùng dằng chưa qua, và mưa xuân lất phất xen lẫn chút nắng xuân ấm áp là lúc hoa sưa bắt đầu nở. Dạo một vòng trên những con phố thân quen, bạn vừa được ngắm hoa vừa sẻ chia cảm xúc, tình yêu Hà Nội với những trai thanh gái lịch, từng nhóm chị em áo dài tha thướt, váy áo rộn ràng đang tạo dáng chụp ảnh dưới vòm hoa...

Tháng Ba cũng là mùa hoa gạo thắp lửa lên trời. Dù Hà Nội không còn nhiều cây gạo nhưng cũng không quá hiếm hoi để nhận ra vòm hoa đỏ như lửa ẩn mình trong các khu phố tạo nên một hình ảnh thật đặc biệt của mùa xuân Hà Nội. Do cây gạo thường được trồng ở ngoài đồng hoặc bên ngoài khu đông dân cư, tại các khu đền, chùa nên nếu tìm mùa hoa gạo trên phố Hà Nội sẽ không nhiều.

Trong khuôn viên Trường Cán bộ Đội Lê Duẩn ở cạnh Công viên Thủ Lệ có một vài cây gạo với vòm hoa đỏ thắm như màu khăn quàng đội viên. Tại khuôn viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 số 1 Trần Thánh Tông (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) cũng có cây gạo cổ thụ có tuổi đời vắt qua hai thế kỷ. Tương tự, trong đình làng Giảng Võ (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) cũng có một cây gạo cổ thụ đứng trầm mặc với thời gian; trong khuôn viên Bảo tàng lịch sử Quốc gia mùa này cũng bừng lên sắc lửa của vòm hoa gạo... 

Những mùa hoa tháng Ba cùng vẽ nên bức tranh thiên nhiên cho Hà Nội thêm xinh đẹp, mộng mơ. Tất cả tạo nên một “không gian nghệ thuật” thanh khiết, mộng mơ thu hút rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh, học sinh, sinh viên, những người yêu cái đẹp và nghệ thuật đến thưởng ngoạn, check-in chụp ảnh làm kỷ niệm... 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.