Hà Nội: Nhiều giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, các địa phương trên TP Hà Nội đã có nhiều cách làm hay nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn.

Đảm bảo lợi ích thiết thực cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp

Giữa tháng 7 vừa qua, UBND phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình đã ra mắt mô hình giải quyết thủ tục hành chính “5 thủ tục - 5 giải quyết tại chỗ”.

Theo UBND phường Vĩnh Phúc, 5 thủ tục hành chính gồm thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản; thủ tục đăng ký kết hôn; thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký khai tử sẽ được giải quyết tại chỗ với 5 bước: tư vấn, hỗ trợ; tiếp nhận; thụ lý; phê duyệt và trả kết quả.

Để bảo đảm nguyên tắc “5 tại chỗ”, UBND phường đã bố trí lực lượng dân quân ứng trực, sẵn sàng làm công tác luân chuyển hồ sơ trình lãnh đạo ký, phê duyệt thủ tục hành chính trong trường hợp toàn bộ lãnh đạo UBND phường không có mặt tại trụ sở vì lý do khách quan, công vụ.

UBND phường Vĩnh Phúc khẳng định, việc triển khai mô hình sẽ giúp giảm thời gian giải quyết một số thủ tục hành chính cấp phường, người dân chỉ cần đến một lần, chờ đợi trong thời gian ngắn để nhận kết quả. Từ đó, giữ vững tỷ lệ 100% hồ sơ hành chính cấp phường được xử lý đúng hạn, nâng cao hơn nữa tỷ lệ hồ sơ được thụ lý giải quyết và trả trước hạn. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả trong công tác Cải cách hành chính, cải thiện và nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh triển khai mô hình “5 thủ tục - 5 giải quyết tại chỗ”, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Nguyễn Anh Dũng cho biết, phường sẽ tiếp tục xây dựng, vận hành điểm kê khai đăng ký dịch vụ công trực tuyến tại Nhà sinh hoạt cộng đồng địa bàn dân cư số 13 (khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư của phường).

Tại đây, UBND phường và Đoàn Thanh niên phường sẽ bố trí hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký dịch vụ công trực tuyến, từng bước tạo thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính, giúp giảm thời gian đi lại của công dân…

“Bằng việc đặt mình vào vị trí của người dân, hiểu được mong muốn của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, UBND phường kỳ vọng mô hình “5 thủ tục - 5 giải quyết tại chỗ” sẽ đạt được hiệu quả cao, mang đến lợi ích thiết thực cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn”, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc nói.

Trong khi đó, tại huyện Gia Lâm, nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Huyện uỷ, huyện Gia Lâm đã xây dựng và triển khai thực hiện mô hình "Ngày thứ ba không viết, không giấy hẹn", giải quyết thủ tục trong thời gian 2 giờ.

Theo đó, có 28 thủ tục hành chính cấp huyện, 09 thủ tục cấp xã được công khai cho người dân biết. Quá trình triển khai, huyện quán triệt các xã, thị trấn, đơn vị cấp huyện trong ngày giải quyết thủ tục, phải bố trí đủ cán bộ, lãnh đạo trực thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, để người dân nắm được những thủ tục hành chính nào được giải quyết ở đâu, cấp thẩm quyền nào, quy trình giải quyết ra sao, huyện dán bảng mã QR tại bộ phận một cửa, giúp người dân tra cứu thông tin, đăng ký thực hiện một số thủ tục hành chính thiết yếu theo Đề án 06 của Chính phủ.

Ngày 13/9, UBND huyện Gia Lâm cũng đã triển khai Mô hình "Ngày thứ ba không viết, không giấy hẹn", nhằm thực hiện cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Với mô hình "Ngày thứ ba không viết, không giấy hẹn", huyện Gia Lâm thực hiện 28 thủ tục hành chính, các xã, thị trấn thực hiện 09 thủ tục hành chính, công dân chờ giải quyết thủ tục trong vòng 02 giờ.

Trong ngày triển khai mô hình, có nhiều trường hợp chỉ sau 30-40 phút đã được hoàn thiện thủ tục hành chính.

Đến bộ phận một cửa huyện từ hơn 8h sáng để làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh vận tải, ông Nguyễn Mạnh Lợi, xã Ninh Hiệp cho biết, trước đây, khi làm thủ tục đăn ký giấy phép kinh doanh, ông phải mất khoảng 3 ngày.

Tuy nhiên, đến nay, ông chỉ mất hơn 30 phút đã được giải quyết xong. Ông Lợi cho biết rất phấn khởi cho biết sẽ thông tin cho người thân, bạn bè biết về việc thực hiện cải cách hành chính của huyện để bố trí thời gian đến làm các thủ tục hành chính theo nhu cầu cho thuận tiện, hiệu quả.

Anh Nguyễn Thanh Hùng, xã Phú Thị cũng cho biết, khi đến bộ phận một cửa của UBND huyện Gia Lâm, được cán bộ tận tình hướng dẫn quét mã QR để tra cứu những thủ tục hành chính thiết yếu, rất thuận tiện.

Ông Trần Trung Tuyết, Trưởng phòng Nội vụ huyện Gia Lâm, cho hay, thực hiện cải cách hành chính đã rút ngắn thời gian đi lại cho công dân, giải quyết các thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu và tăng sự hài lòng cho công dân.

Tại thị trấn Trâu Quỳ, trong buổi sáng triển khai thực hiện mô hình "Ngày thứ ba không viết, không giấy hẹn", thị trấn đã bố trí đủ cán bộ, lãnh đạo trực giải quyết công việc.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ Ngô Quốc Trịnh cho biết, thị trấn chỉ đạo cán bộ, lực lượng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục để được giải quyết nhanh, gọn.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo 20 xã, thị trấn xây dựng quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và lấy chỉ số hài lòng của người dân làm thước đo CCHC.

Nhiều kết quả đáng chú ý

Theo UBND TP Hà Nội, dù gặp nhiều khó khăn, phức tạp do dịch Covid-19 bùng phát trở lại những tháng đầu năm 2022, nhưng công tác CCHC trong 9 tháng đầu năm 2022 của TP vẫn tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2022 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

TP đã xác định cần tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc TP; cùng với với đó là đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh TP Hà Nội (PCI); cải thiện, nâng cao Chỉ số PARINDEX, Chỉ số SIPAS.

Kết quả triển khai công tác CCHC của TP được các cơ quan, tổ chức đánh giá qua PCI và PAPI tiếp tục được duy trì, cải thiện. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của TP và Chỉ số PARINDEX của TP thuộc nhóm 10 tỉnh, TP dẫn đầu của cả nước.

Chỉ số SIPAS của TP SIPAS năm 2021 của TP đạt 87,11% và tăng 3 bậc so với năm 2020, đạt chỉ tiêu đề ra (Chỉ tiêu: Mức độ hài lòng chung về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước của TP đạt 86%).

Chỉ số PAPI năm 2021 của TP xếp thứ 9/63 tỉnh TP, tăng 39 bậc so với năm 2020, trong đó cả 8/8 chỉ số thành phần tăng về thứ hạng. Đặc biệt chỉ số thành phần “Quản trị điện tử” tăng mạnh 21 bậc, dẫn đầu cả nước về thứ hạng. vừa tăng về điểm số và tăng về thứ hạng.

TP đã chủ động ban hành quy chế phối hợp thực hiện liên thông các TTHC khi thực hiện TTHC lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp và Thuế trên địa bàn TP Hà Nội; ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai rà soát, thống kê, xây dựng quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC) của các cơ quan hành chính thuộc TP Hà Nội.

Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan, đơn vị phối hợp liên thông, giải quyết công việc, giải quyết TTHC thông suốt, hiệu quả, rút ngắn thời gian, giảm thời gian đi lại của người dân, tổ chức; chuẩn hóa quy trình giải quyết công việc, TTHC, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

TP đã tổ chức hiệu quả các Hội nghị triển khai công tác CCHC từ TP xuống cơ sở; tổ chức công bố đánh giá kết quả CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND quận, huyện, thị xã qua xác định Chỉ số CCHC năm 2021; kết hợp thông tin tuyên truyền qua Video những kết quả đạt CCHC của TP. Một số cơ quan, đơn vị có sáng kiến, giải pháp và cách làm hay trong đẩy mạnh công tác CCHC của cơ quan, đơn vị đã được UBND TP kịp thời động viên, khen thưởng.

Cổng dịch vụ công TP và Hệ thống một cửa dùng chung ba cấp của TP vẫn tiếp tục được duy trì. TP đã tích hợp dịch vụ công trực tuyến của TP lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoàn thành đúng và trước thời hạn theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.

TP đã mạnh dạn đổi mới việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thông qua tổ chức thí điểm và triển khai thi tuyển một số chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương; thi tuyển chức danh lãnh đạo tại một số đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ; triển khai hệ thống đánh giá trực tuyến hàng tháng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng tại các cơ quan, đơn vị thuộc TP.

Đây là một trong những nội dung đột phá, nhiệm vụ trọng tâm cải cách công vụ, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số của TP nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, tạo chuyển biến khá rõ nét tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức TP đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động và hiệu quả phục vụ.

Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch UBND TP về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức; việc tiếp công dân được duy trì thường xuyên, đảm bảo đúng quy định; không có phản ánh kiến nghị về thái độ ứng xử không phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.