Hà Nội nghiên cứu xây dựng Trung tâm báo chí

Hà Nội nghiên cứu xây dựng Trung tâm báo chí
(PLVN) - Sáng 9/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở TT&TT về giải pháp tăng cường hiệu quả công tác truyền thông, kết quả thực hiện Quy hoạch các cơ quan báo chí TP; công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19...

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Sở TT&TT về quản lý báo chí, xuất bản, truyền thông; công nghệ thông tin; bưu chính viễn thông, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Ngọc Kỳ cho biết đơn vị đã nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản; chủ động dự báo, phát hiện, tham mưu xử lý các vấn đề “nóng”, bức xúc báo chí phản ánh và dư luận quan tâm.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Sở đã tập trung tham mưu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng TP thông minh, nhất là triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đảm bảo về hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thông suốt và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Sở TT&TT đã tham mưu UBND TP ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP Hà Nội đến năm 2025. Theo Đề án, đến hết năm 2020 Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, gồm 5 báo, 2 tạp chí, 1 đài phát thanh - truyền hình (giảm 10 cơ quan báo chí). Trong đó, dừng hoạt động 6 tạp chí và 3 cơ quan báo; giữ ổn định 4 cơ quan báo là Kinh tế & Đô thị, Phụ nữ Thủ đô, Lao động Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô; sáp nhập Báo Pháp luật & Xã hội vào Báo Kinh tế & Đô thị...

Đối với việc tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19, đến nay, các cơ quan báo chí TP đã đăng tải trên 21.000 tin bài, tập trung thông tin, tuyên truyền về diễn biến, tình hình dịch trên thế giới, Việt Nam và Hà Nội; các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và thành phố về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Kịp thời tuyên truyền, đấu tranh có hiệu quả đối với các thông tin sai lệch về dịch bệnh, gây mất ổn định xã hội.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, các cơ quan báo chí TP luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của TP, nhưng độ nhạy bén về thông tin còn hạn chế. 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các cơ quan báo chí TP cũng đánh giá, mặc dù Thành ủy, UBND TP đã có nhiều chỉ đạo, nhưng việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí còn hạn chế, nhất là những vụ việc “nóng”, dư luận quan tâm. Để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, TP cần có cơ chế cung cấp thông tin thường xuyên, sâu sát hơn; hỗ trợ các cơ quan báo chí về công nghệ làm báo mới để xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết lãnh đạo Thành ủy rất quan tâm công tác truyền thông, báo chí. Vì vậy, buổi làm việc này là để lắng nghe, qua đó hiểu rõ hơn việc tham gia của báo chí vào những nhiệm vụ trọng tâm của TP; việc thực hiện quy hoạch báo chí, công tác tự chủ tài chính, những khó khăn, vướng mắc đối với các cơ quan báo chí, nhất là báo in.

Ông Huệ đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ Sở TT&TT, những kết quả thực hiện nhiệm vụ của Sở đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của toàn TP.

Đối với các cơ quan báo chí TP, ông Huệ đánh giá đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, các cơ quan báo chí chính thống của TP đã làm chủ được thông tin, lấn át được những thông tin không chính xác trên mạng, qua đó góp phần định hướng dư luận. 

Tuy nhiên, ông Huệ cho rằng, các cơ quan báo chí TP còn thiếu tính nhạy bén, chủ động; chưa khai thác hết và chưa tương xứng với vị thế của báo chí Thủ đô.

Ông Huệ lưu ý, Thủ đô Hà Nội đã là một kho thông tin đồ sộ, chính vì thế các cơ quan báo chí cần đổi mới, năng động, sáng tạo hơn để khai thác, làm lan tỏa các thông tin của TP. 

Bí thư Thành ủy cũng giao Ban Cán sự Đảng UBND TP nghiên cứu, xây dựng một Trung tâm báo chí của TP bằng hình thức xã hội hóa để tạo thành ngôi nhà chung, đáp ứng các yêu cầu cho báo chí hoạt động hiệu quả. Cùng với các cơ quan báo chí TP, Sở TT&TT cũng cần tăng cường, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin cơ sở, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và có sự đổi mới, phù hợp với thực tiễn.

Ông Huệ lưu ý Sở TT&TT cần chú trọng tham mưu, triển khai hiệu quả quy hoạch phát triển hạ tầng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin; đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, đưa công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Trong giai đoạn hiện nay, ông Huệ cũng yêu cầu Sở TT&TT tăng cường thông tin về các nhiệm vụ chính trị của TP, việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; đặc biệt chú trọng thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...