Hà Nội nên thí điểm cách ly F1 tại nhà?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo ý kiến của PGS.TS Trần Đắc Phu, Hà Nội cần thực hiện giãn cách nghiêm theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, để cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời nên thí điểm việc cách ly F1 tại nhà, để phòng tình huống số mắc tăng lên.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, ngay từ đầu các chuyên gia đã nhận Hà Nội là "vùng trũng" của dịch nên nguy cơ cao.

Gần đây, thành phố phát hiện nhiều trường hợp dương tính qua sàng lọc những ca ho, sốt tại cộng đồng, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh như chuỗi lây nhiễm tại nhà thuốc Đức Tâm (Láng Hạ)… Điều đó, cho thấy các ca bệnh không rõ nguồn lây nằm rải rác.

"Những ca phát hiện qua sàng lọc các trường hợp ho, sốt chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Thành phố sẽ còn những ca bệnh lẩn khuất ở trong cộng đồng mà chưa phát hiện ra", PGS.TS Phu chia sẻ.

Vì thế, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh Hà Nội cần thực hiện nghiêm việc giãn cách theo Chỉ thị 16 đến từng hộ gia đình, đồng thời thực hiện tốt 5K để cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam. Ảnh: Trần Minh

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam. Ảnh: Trần Minh

Nguyên tắc là mỗi nhà đều "cửa đóng, then cài", về cơ bản đóng cửa các cửa hàng cửa hiệu trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu… Người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và được chính quyền cho phép. Đồng thời, các hoạt động lao động, sản xuất, giao thông cũng cần sắp xếp lại để hạn chế giao tiếp.

"Nếu thực hiện không nghiêm thì cũng sẽ không có tác dụng gì. Giống như chúng ta chỉ rào 2 đầu ngõ, đầu phố nhưng ở trong người dân vẫn giao lưu, tiếp xúc thì cũng không có tác dụng. Đặc biệt, biến chủng Delta lây lan rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn có thể lây lan ra nhiều người, nếu người nhiễm virus mà đi lại nhiều nơi thì dịch nhanh chóng lây lan ra diện rộng", PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích.

Đồng thời Hà Nội cũng cần phải lên phương án cho cách ly, điều trị cần thiết nếu số ca mắc tăng cao. Bởi khi số mắc tăng cao thì số trường hợp nặng nhiều hơn, bệnh nhân tử vong cũng nhiều.

Trong bối cảnh này, chuyên gia Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội nên triển khai thí điểm cho cách ly F1 tại nhà, điều kiện là cần đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về nội dung này. Việc làm này vừa để thí điểm vừa để tập dượt sẵn sàng cho tình huống khi các ca bệnh nhiều lên.

PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho hay, số ca mắc ở Hà Nội chưa thật nhiều, nên giám sát trên diện rộng có chỉ định, không xét nghiệm tràn lan nhằm phát hiện những ổ dịch. Việc truy vết vẫn là cần thiết để tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Chỉ tính riêng trong sáng 30/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận thêm 17 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2, trong đó có 4 trường hợp tại cộng đồng và 13 trường hợp đã được cách ly.

Cộng dồn trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có 998 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 606, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 392.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...