Hà Nội: Nâng cao chất lượng công tác phối hợp trong thi hành án dân sự

Cục trưởng Lê Quang Tiến yêu cầu nâng cao chất lượng công tác phối hợp.
Cục trưởng Lê Quang Tiến yêu cầu nâng cao chất lượng công tác phối hợp.
(PLO) - Báo cáo công tác thi hành án dân sự (THADS) TP Hà Nội đầu năm 2018 cho biết, các vụ việc liên quan đến thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ án lớn, việc liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng được tập trung chỉ đạo quyết liệt đã khả quan hơn so với năm 2017. Có được kết quả này, một trong những yếu tố không thể không kể đến chính là sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp tích cực tại các địa phương.

Thường xuyên quan tâm đến công tác THADS

Theo đó, Thành ủy Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS, hành chính; UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 244/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU. Cấp ủy, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác THADS và Chỉ thị số 19-CT/TU để tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo THADS. Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác THADS và hình sự trên địa bàn TP Hà Nội”, đóng góp những ý kiến tâm huyết và kiến nghị nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án. 

UBND các cấp thì quan tâm chỉ đạo và phê duyệt Kế hoạch công tác năm của các cơ quan THADS; phối hợp cho ý kiến trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo của các cơ quan THADS. UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp thường xuyên với cơ quan THADS trong việc đôn đốc thi hành án, xác minh điều kiện thi hành và tổ chức thi hành án trên địa bàn. 

Ban Chỉ đạo THADS Thành phố và Ban Chỉ đạo THADS các quận, huyện, thị xã thường xuyên quan tâm cho ý kiến chỉ đạo đối với những việc các vụ án lớn, khó khăn, phức tạp có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Một số Ban Chỉ đạo THADS đã tổ chức họp triển khai nhiệm vụ công tác THADS năm 2018. Các cơ quan liên ngành thành phố đã họp cho ý kiến thống nhất, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS. 

Công tác phối hợp giữa cơ quan THADS với cơ quan liên quan được thực hiện tốt, đặc biệt là phối hợp với các cơ quan Công an, TAND, VKSND, Sở Tư pháp trong công tác tiêu hủy vật chứng, miễn giảm thi hành án, thống nhất biện pháp giải quyết đối với các hồ sơ có nhiều khó khăn, vướng mắc; phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan Công an trong việc thi hành án đối với người phải thi hành án đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam. Các quy chế đã được ký kết như Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS với cơ quan Công an, TAND, VKSND và Sở Tư pháp; Quy chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội và Quy chế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ quan THADS cũng nhận được sự tích cực hỗ trợ, phối hợp của các sở, ban, ngành khác có liên quan trong quá trình tổ chức thi hành án như Sở Tài chính, cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư...

Kịp thời đề xuất Ban Chỉ đạo THADS chỉ đạo những vụ án lớn, phức tạp

Tuy nhiên, kết quả thi hành án của toàn TP Hà Nội trong 8 tháng qua còn thấp, số án có điều kiện chuyển kỳ sau còn nhiều và tăng so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh nguyên nhân từ phía các cơ quan THADS thì về phần các cơ quan chức năng, vẫn còn Ban Chỉ đạo THADS hoạt động chưa phát huy hiệu quả cao, các vụ việc khó khăn, phức tạp chưa chỉ đạo giải quyết dứt điểm, vẫn còn để kéo dài. Công tác phối hợp trong một số vụ việc cưỡng chế thi hành án lớn, phức tạp, có huy động lực lượng chưa chặt chẽ. 

Công tác chỉ đạo cưỡng chế của UBND cùng cấp đối với một số vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương chưa quyết liệt. Việc rà soát, xác định án tuyên không rõ, khó thi hành định kỳ 03 tháng 1 lần theo Quy chế phối hợp liên ngành còn chậm và chưa kịp thời có hướng giải quyết. Khâu giải thích bổ sung bản án, quyết định của Tòa án còn chậm và gặp khó khăn. Việc phối hợp thu tiền của phạm nhân đôi lúc chưa hiệu quả, các thông tin như số bản án, địa chỉ của phạm nhân chưa chính xác dẫn đến khó khăn cho cơ quan THADS trong việc xử lý tiền. Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện quyết định của chấp hành viên về việc khấu trừ tiền trong tài khoản và cung cấp thông tin về số tiền trong tài khoản của người phải thi hành án chưa kịp thời và không đúng yêu cầu… 

Để khắc phục những khó khăn trên, Cục trưởng Cục THADS TP Hà Nội Lê Quang Tiến yêu cầu phải nâng cao chất lượng công tác phối hợp trong THADS. Ngoài ra, phải kịp thời đề xuất Ban Chỉ đạo THADS chỉ đạo những vụ việc thi hành án lớn, phức tạp, các vụ việc cần phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án, đặc biệt là cưỡng chế giao tài sản đã bán đấu giá thành cho người trúng đấu giá. 

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.