Hà Nội liệu có “quay xe” kế hoạch cho học sinh tới trường?

Hà Nội liệu có “quay xe” kế hoạch cho học sinh tới trường?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khi số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục lập “kỷ lục”, UBND TP Hà Nội lại đồng ý cho học sinh THPT trở lại trường. Nhiều người băn khoăn liệu thành phố có “quay xe” như quyết định trước đó.

Theo thống kê từ ngày 11/10 đến ngày 1/12, TP Hà Nội đã ghi nhận 6.568 ca mắc COVID-19. Số ca mắc tăng rất nhanh trong những ngày gần đây, trong đó chỉ tính riêng từ ngày 25/11 đến ngày 1/12, trong vòng 6 ngày đã ghi nhận 1.751 ca mắc (trung bình 291 ca/ngày), phần lớn các ca mắc đều được phát hiện trong cộng đồng (tỷ lệ khoảng 38% tổng số ca mắc), trong các ca cộng đồng tỷ lệ mắc thứ phát chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Ngày 2/12, Hà Nội ghi nhận 509 ca mắc COVID-19. Ngày 3/12 là791 ca. Hà Nội cũng liên tục phát đi thông báo khẩn tìm người đến địa điểm ca mắc COVID-19 từng tới.

Trước diễn biến trên, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã ban hành công điện về việc triển khai các biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó yêu cầu chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tập trung đông người.

Đáng chú ý, trong ngày khi số ca mắc mới lập kỷ lục, UBND TP Hà Nội lại đồng ý với đề xuất của GD&ĐT Hà Nội cho phép học sinh lớp 10,11,12 ở các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã mức độ dịch cấp độ 1 và 2; trong 14 ngày, tính đến 30/11, không có ca F0 cộng đồng.

Đến chiều nay, 3/12, Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục nới điều kiện mở cửa trường học. Cụ thể, học sinh lớp 10,11, 12 ở trên địa bàn phường, xã, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 được trở lại trường học tập mà không còn quy định "trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30/11 không có các ca F0 trong cộng đồng". Ngoài bậc THPT, học sinh lớp 9 tại 18 huyện ngoại thành đi học trực tiếp.

Trước kế hoạch cho học sinh trở lại trường, trên diễn đàn, nhiều phụ huynh lo lắng việc cho các con đi học trong thời điểm ca dương tính SARS-CoV-2 liên tục tăng. Một bạn đọc bình luận “30 quận huyện thì đến 28 quận huyện có ca F0 trong cộng đồng tính đến ngày 30/11 mà sao vẫn cho học sinh đi học trở lại nhỉ. Sức khoẻ các cháu quan trọng hơn chứ”.

Chị Nguyễn Hiền chia sẻ: “Tính khả thi không cao, hạn chế tập trung đông người mà lại cho học sinh trở lại trường. Một trường học mà tan trường cả ngàn học sinh thì hạn chế làm sao được. Nếu có một vài em mắc thì phải cách ly cả lớp hoặc trường, mà điều đó khó tránh khỏi”.

“Theo tôi thì phải hết sức thận trọng khi quyết định vấn đề này bởi vì dịch còn đang ở mức cao, các biến thể mới đang đe dọa, khi mắc COVID-19 là nguồn lây bệnh cho người thân trong gia đình”, chị Ngọc Diệp nêu quan điểm.

Nhiều địa phương mới cho học sinh trở lại trường học trực tiếp được vài ngày lại phải nghỉ học, chuyển sang học trực tuyến do học sinh hoặc giáo viên mắc COVID-19. Ví như TP Đà Nẵng học sinh khối lớp 10 và 11 vừa chính thức đi học lại từ ngày 29/11 nhưng đến sáng 1/12, Trường THPT Trần Phú đã phải cho 4 lớp nghỉ học vì cô giáo dạy tiếng Anh mắc COVID-19.

Hay sau khoảng 10 ngày cho học sinh đi học trực tiếp, trường THCS - THPT Thạnh An (Cần Giờ, TP HCM) xuất hiện trường hợp học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Từ ngày 22/11, các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đi học trực tiếp trở lại. Tuy nhiên, học sinh nhiều trường học được nửa tiết đầu tiên thì lại về nhà học trực tuyến do dịch COVID-19.

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất học sinh các lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10 và 12 ở các trường thuộc 18 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch cấp độ 1 và 2, trong 14 ngày không có các ca F0 tại cộng đồng trên địa bàn thì đi học trở lại từ ngày 8/11. UBND TP Hà Nội đã chấp nhận đề xuất này của Sở GD&ĐT.

Tuy nhiên, đến ngày 6/11, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo chỉ học sinh lớp 9 của huyện Ba Vì được đến trường, 29 quận, huyện, thị xã còn lại tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến đối với cấp học, bậc học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên; cấp học mầm non nghỉ học tại nhà.

Trong diễn biến mới nhất, tính từ 16h ngày 2/12 đến 16h ngày 3/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.670 ca nhiễm mới trong đó Hà Nội ghi nhận 791 ca mắc COVID-19.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu tình hình dịch tại Hà Nội đang phức tạp thì thành phố có lại “quay xe” ở phút 89?

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...