Hà Nội lên phương án đáp ứng 8.000 giường điều trị bệnh nhân COVID-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Phương án đáp ứng 8.000 giường điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống có 40.000 người bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Phương án nhằm bố trí các bệnh viện bảo đảm đủ điều kiện để sẵn sàng thu dung, điều trị cho 8.000 người bệnh mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch, phù hợp với tình hình dịch bệnh; đồng thời sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện phương án đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống có 40.000 ca mắc trên địa bàn thành phố, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong triển khai phương án. Đồng thời phương án cũng bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho các lực lượng tham gia phục vụ; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, cung ứng đầy đủ trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao..., lương thực, thực phẩm và các điều kiện phục vụ để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

Phương án thực hiện theo 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn đáp ứng 2.000 giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống 10.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).

Giai đoạn đáp ứng 4.000 giường bệnh điều trị người mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống 20.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố). Giai đoạn đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống 40.000 ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố).

Nguyên tắc phân luồng người bệnh theo mức độ bệnh căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14-7-2021 về việc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị COVID-19. Theo đó, 80% bệnh nhân không có triệu chứng; khoảng 20% bệnh nhân mức độ vừa, nặng và nguy kịch; 5% bệnh nhân cần điều trị hồi sức tích cực.

Với trường hợp 40.000 người bệnh mắc COVID-19 sẽ có 8.000 người bệnh có triệu chứng mức độ vừa và nặng (6.000 mức độ vừa, 2.000 mức độ nặng và nguy kịch).

Trên cơ sở phân loại người bệnh theo mức độ bệnh sẽ phân chia các cơ sở thu dung, điều trị như sau: Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân vừa; cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch cần điều trị hồi sức tích cực; cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không có triệu chứng và nhẹ (có các phương án riêng).

Việc điều phối bệnh nhân COVID-19 đến các cơ sở thu dung, điều trị trong từng thời điểm căn cứ vào diễn biến lâm sàng của người bệnh tại các cơ sở được phân công thu dung, điều trị.

Phương án cũng phân công rõ công tác điều trị người bệnh COVID-19 có mức độ nặng, nguy kịch tại các bệnh viện của thành phố và đề xuất các bệnh viện trung ương, bộ, ngành hỗ trợ. Phân luồng người bệnh thường quy tại các bệnh viện đã được giao nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh Covid-19 đến khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế lân cận.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.