Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đợt 2 cho 13 nhóm đối tượng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 16/8-20/8/2021, công tác lấy mẫu, xét nghiệm đợt 2 được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở Y tế Hà Nội có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; TTYT các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám chữa bệnh công lập để làm tốt công tác lấy mẫu, xét nghiệm chủ động đợt 2.

Trong đợt 2, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện trước Sở Y tế và UBND TP về điều tra dịch tễ chỉ định vùng nguy cơ, nhóm nguy cơ, số lượng mẫu xét nghiệm cần thực hiện; hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc lấy mẫu đảm bảo không lây nhiễm chéo. Lưu ý, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong công tác lấy mẫu, vận chuyển mẫu và xét nghiệm. Phối hợp với TTYT các quận, huyện, thị xã xác định rõ về khu vực, đối tượng, số lượng mẫu xét nghiệm diện rộng cần lấy và báo cáo gửi về Sở Y tế trước 19h00 ngày 16/8/2021.

Thông báo danh sách và đầu mối liên hệ của các đơn vị được phân luồng xét nghiệm để các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp. Yêu cầu trả kết quả xét nghiệm kịp thời trong thời gian 24h đối với RT-PCR và thực hiện xong trước ngày 20/8.

Theo CDC Hà Nội, 13 nhóm người nguy cơ cao được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 là:

Shipper;

Người bán hàng tại các chợ truyền thống, chợ cóc;

Nhân viên bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại; người bán hàng tạp hóa tại nhà; nhân viên bán xăng;

Lái xe khu công nghiệp, đường dài;

Bảo vệ tại chung cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể;

Công nhân xây dựng đang mắc kẹt tại Hà Nội; nhân viên bán thuốc tại các quầy thuốc;

Người làm tại các kho hàng bán lẻ;

Người trực chốt kiểm dịch;

Lực lượng hỗ trợ chống dịch;

Nhân viên công ty môi trường đô thị trực tiếp thu gom rác (lái xe, lao công).

Đồng thời, đôn đốc các đơn vị xét nghiệm thông báo cho TTYT và CDC Hà Nội khi có ca dương tính để kịp thời khoanh vùng, truy vết và xử lý ổ dịch theo quy định. Chịu trách nhiệm đánh giá nguy cơ sau khi có kết quả xét nghiệm diện rộng và đề xuất các biện pháp, dự trù đầy đủ trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao về công tác phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn tiếp theo sau khi có ý kiến chỉ đạo của thành phố.

Đối với TTYT các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn huy động đúng, đủ đối tượng thuộc diện phải lấy mẫu xét nghiệm và đảm bảo tuyệt đối công tác phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

TTYT các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho nhân viên y tế và người lao động tại các vị trí làm việc có nguy cao của đơn vị với tần suất 3 lần/ngày, tại các chốt kiểm soát cửa ngõ ra vào của thành phố và sàng lọc khi người dân có triệu chứng như ho, sốt, mất vị giác,… đến khám tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế và lấy mẫu qua khai báo y tế, rà soát tại cộng đồng, đặc biệt là tại các khu vực “vùng đỏ” theo Hướng dẫn sử dụng test nhanh kháng nguyên của Bộ Y tế.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đảm bảo bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn theo quy định của Bộ Y tế.

Thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp xét nghiệm PCR mẫu gộp cho nhân viên y tế và người lao động tại các vị trí làm việc có nguy cao của đơn vị với tần suất 3 lần/ngày.

Tăng cường xét nghiệm sàng lọc cho người bệnh, người nhà người bệnh theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt chú ý khi người bệnh có ho, sốt, khó thở, mất vị giác, khứu giác, mệt mỏi,…

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.