Hà Nội lập Tổ công tác nghiên cứu các quy định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP Hà Nội đã thành lập Tổ công tác của thành phố để nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Nhiều chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng cần sớm được cải tạo (Ảnh từ internet)
Nhiều chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng cần sớm được cải tạo (Ảnh từ internet)

Ngày 14/3, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 907/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác của thành phố để nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Tổ công tác của thành phố do Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội là Tổ trưởng, các Tổ phó là lãnh đạo các sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; thành viên là lãnh đạo: Cục Thuế Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, lãnh đạo UBND 12 quận, 3 huyện: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh.

Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư, cơ chế chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của thành phố về cải tạo, xây dựng nhà chung cư theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15-7-2021 của Chính phủ về cải tạo chung cư cũ và các quy định khác có liên quan.

Các thành viên của Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu, đôn đốc triển khai các công việc thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý do cơ quan mình phụ trách.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch 329/KH-UBND nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Mục tiêu của kế hoạch nhằm phát huy tối đa giá trị quỹ đất, khai thác hiệu quả kinh tế, bảo đảm tính khả thi dự án, tạm cư, tái định cư phù hợp nhất; ưu tiên hoàn thành trước đối với những chung cư cũ nguy hiểm, hư hỏng nặng.

Theo đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, cùng UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, đánh giá tổng thể chung cư cũ trên địa bàn thành phố; lập danh mục các chung cư cũ cần nghiên cứu lập quy hoạch theo từng giai đoạn.

Dự kiến, tiến độ rà soát, lập danh mục xong trong tháng 2-2022; trong đó, sẽ xác định lộ trình lập quy hoạch theo thứ tự ưu tiên giai đoạn 2022-2023 và các năm tiếp theo; xác định danh mục các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2022-2025.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được phân theo 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Dự kiến hoàn thành quý IV-2022, gồm các khu chung cư: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh (quận Ba Đình) Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng (quận Đống Đa), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân).

Nhóm chung cư (khoảng 20% số nhóm chung cư cũ trên địa bàn thành phố) gồm: Tập thể C86 Kim Mã Thượng, tập thể Bộ Tư pháp (quận Ba Đình); tập thể 60 Thổ Quan (quận Đống Đa); tập thể Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn P16 Thụy Khuê; tập thể 254A+B Thụy Khuê; chung cư CT1A, CT1B thuộc khu nhà ở tại phường Xuân La (quận Tây Hồ); tập thể May 10, phường Sài Đồng (quận Long Biên).

Chung cư độc lập, riêng lẻ gồm đề án quy gom tái định cư các chung cư đơn lẻ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và tập thể Công ty Cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước Gia Lâm, phường Ngọc Lâm (quận Long Biên).

Giai đoạn 2: Thời gian dự kiến hoàn thành quý II-2023, gồm 8 khu chung cư: Vĩnh Hồ, Văn Chương, Thủy lợi, Nam Đồng, Hào Nam (quận Đống Đa), Bách Khoa, Quỳnh Mai, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng).

Nhóm chung cư (khoảng 30% số nhóm chung cư cũ trên địa bàn thành phố) gồm: Nhóm chung cư cũ A12+A13+A14+A15 tập thể Đại học Kinh tế quốc dân, phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng); tập thể Tân Mai (quận Hoàng Mai); tập thể cơ khí xây dựng Đại Mỗ - phường Tây Mỗ; tập thể A1, A2 - Tổ dân phố số 3 - phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm); khu tập thể T262, khu tập thể Viện Hóa, phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm); tập thể Khách sạn Thắng Lợi, tập thể Khách sạn Công đoàn, tập thể đá hoa An Dương, tập thể Du lịch (quận Tây Hồ); nhà tập thể tổ 2, phường Thạch Bàn (quận Long Biên).

Giai đoạn 3: Thời gian dự kiến hoàn thành quý III-2023, gồm các khu chung cư: Phương Mai, Nam Thành Công (quận Đống Đa); Kim Giang, Thượng Đình (quận Thanh Xuân).

Nhóm chung cư (khoảng 30% số nhóm chung cư cũ trên địa bàn thành phố) gồm: Nhóm chung cư cũ phường Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng), tập thể Trương Định (quận Hoàng Mai).

Giai đoạn 4: Thời gian dự kiến hoàn thành quý IV-2023, gồm các khu, nhóm, chung cư cũ độc lập, riêng lẻ còn lại.

Theo thống kê tại thời điểm năm 2020, Hà Nội có khoảng 1.579 chung cư cũ (nhiều nhất cả nước), chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và từ năm 1960 -1994, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành. Trong đó quận Ba Đình có 211 nhà, Hoàn Kiếm có 99 nhà, Đống Đa có 415 nhà và quận Hai Bà Trưng có 197 nhà, ngoài ra còn tập trung tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông.

Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2045 hoàn thành cơ bản cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; đến nay mới hoàn thành được 19 dự án và 14 dự án đang triển khai. Trong 8 nhà nguy hiểm cấp độ D, hiện Hà Nội mới di dời xong và hoàn thành cải tạo, xây dựng lại hai nhà là chung cư C1 Thành Công và B6 Giảng Võ.

Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin tại Diễn đàn.

Bộ Xây dựng lý giải hiện tượng 'sốt giá' bất động sản

(PLVN) - Ngày 27/11, tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, hứa hẹn mở ra một chu kỳ phát triển mới, đồng thời lý giải nguyên nhân hiện tượng 'sốt giá' hiện nay.
Ảnh minh hoạ.

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng Aeon Mall Cần Thơ (Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ). Dự án có tổng vốn đầu tư là 5.400 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024, yêu cầu UBND các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay với các nguồn lực được hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Ảnh minh họa

Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới có Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.