Hà Nội: Lập 30 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào Thủ đô ngay trong đêm

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
(PLVN) - Đêm 1 và rạng sáng 2/4, Công an thành phố phối hợp cùng thanh tra giao thông và y tế đã triển khai lắp đặt 30 lều bạt tại 30 vị trí xung yếu cửa ngõ, nút giao thông xung yếu để giám sát việc chấp hành của người dân.

Sẽ kiểm tra nếu phát hiện người dân không chấp hành ở yên trong nhà

Cụ thể, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã triển khai các chốt kiểm soát cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra vào Thủ đô trên cả đường bộ, đường thủy, đường sắt. Nhằm thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND thành phố tại chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/3/2020 về việc hạn chế ra đường chung tay phòng dịch Covid-19. 

Tại mỗi chốt, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ làm nòng cốt phối hợp cùng Cảnh sát cơ động, công an các quận huyện làm nhiệm vụ cùng Thanh tra giao thông và nhân viên y tế. Khi phát hiện người dân không chấp hành yêu cầu ở yên trong nhà còn lưu thông trên đường, lực lượng chức năng sẽ tiến hành dừng phương tiện, kiểm tra y tế và xử lý các lỗi vi phạm khác. 

Bên cạnh đó, nếu phát hiện có ca dương tính, lực lượng chức năng sẽ đưa đi cánh ly bắt buộc. Do đó, Công an thành phố khuyến cáo, người dân được biết và tuân thủ yêu cầu ở yên tại chỗ cùng cộng đồng chung tay phòng dịch Covid-19. Theo kế hoạch trong những ngày tiếp theo, Công an thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phân công lực lượng, chia thành ca kíp cụ thể để duy trì bảo đảm quân số thường trực thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và phòng, chống dịch Covid-19 trong vòng 15 ngày kể từ 00h00 ngày 1/4. 

Hạn chế tối đa tiếp xúc, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp và thực hiện nghiêm túc các quy định về cách ly của cơ quan y tế. Tiếp đó, công an các đơn vị, địa phương chỉ tổ chức tiếp công dân để giải quyết các mặt công tác công an khi thật sự cấp bách.

 Duy trì các tổ công tác 141 hoạt động khép kín giữ gìn an ninh trật tự. Công an thành phố cũng tiếp tục triển khai phân công lực lượng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, nhất là xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự và công văn số 45/TANDTC-PC, ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

 Tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát từng nhà, từng hộ dân, quản lý từng tổ dân, khu phố, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với người mắc bệnh để phân loại sàng lọc, để kịp thời báo cáo ngay đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các cấp ở địa phương áp dụng biện pháp cách ly phù hợp.

 Đồng thời, Công an thành phố Hà Nội chủ trì, cùng với các đơn vị chức năng triển khai mạnh mẽ các biện pháp xử lý triệt để dịch bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. 

Tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát việc xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, hạn chế dịch bệnh lây lan vào trong nước; thường trực bảo vệ an ninh, trật tự các khu vực cách ly. tập trung; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Quân đội, Y tế thực hiện tốt công tác phát hiện, tìm kiếm, giám sát cách ly đối với những người nhiễm, nghi nhiễm dịch COVID-19. 

Tin cùng chuyên mục

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.