Hà Nội không còn xã phường 'vùng cam'

0:00 / 0:00
0:00
Theo thông báo cấp độ dịch mới nhất, toàn TP Hà Nội có 536 xã phường cấp độ 1, còn lại cấp độ 2, không còn phường cấp độ 3 (vùng cam).

Tối 11/2, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Thông báo số 106/TB-UBND về việc đánh giá cấp độ dịch trong phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo Bảng đánh giá cấp độ dịch mới nhất, trong tuần qua, TP Hà Nội có không có xã, phường, thị trấn nào được đánh giá cấp độ dịch ở mức cấp độ 3 (vùng cam) hoặc mức cấp độ 4 (vùng đỏ). Hiện TP Hà Nội có 536 xã, phường ở cấp độ 1, 43 xã phường ở cấp độ 2.

Hà Nội không còn xã phường 'vùng cam' ảnh 1

Việc TP Hà Nội thích ứng với tình hình mới, cho mở cửa lại nhiều hoạt động dịch vụ, tiến tới mở cửa tất cả trường học… được đặt ra nhưng phải đảm bảo an toàn cho Thủ đô và sức khỏe người dân.

Cũng trong chiều cùng ngày, liên quan đến việc đánh giá cấp độ dịch ở Hà Nội, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định: Cách đây 2 tháng, thành phố đã có dự báo về dịp Tết Nguyên đán có thể dịch bệnh sẽ bùng phát đến 5000-7000 ca/ngày. Tuy nhiên với các giải pháp quyết liệt như việc tiêm vaccine xuyên Tết, ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý và điều trị F0, F1 tại nhà... tình hình dịch được kiểm soát với con số chưa đến 3.000 ca mắc mới mỗi ngày; tỷ lệ bệnh nhân nặng và tử vong thấp.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định, việc thành phố đã chuyển đổi nhận thức, thích ứng với tình hình mới; cho mở cửa lại nhiều hoạt động dịch vụ, văn hóa, thể thao, tiến tới mở cửa tất cả trường học… là một khối lượng công việc rất lớn được đặt ra để đảm bảo an toàn cho Thủ đô và sức khỏe người dân. Từ đó, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, trạng thái thích ứng hiện nay không có nghĩa dịch bệnh đã hết. Việc mở cửa sẽ có tâm lý xã hội chủ quan, lơ là trong người dân và cả hệ thống có chiều hướng gia tăng.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: “Càng mở cửa càng phải tập trung, không được lơ là. Mở cửa mà để dịch bệnh quay lại sẽ gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu các quận, huyện phải làm tốt hơn công tác tuyên truyền, phù hợp với thực tiễn. Cần làm rõ để người dân biết việc tiêm vaccine giúp hạn chế chuyển nặng, thành phố đã và đang nỗ lực kiềm chế tỷ lệ tử vong, nhưng cứ tiếp tục tăng thì sẽ rất khó khăn, có thể làm quá tải hệ thống y tế, sẽ phải đóng cửa, để lại nhiều di chứng xã hội".

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đặc biệt yêu cầu các địa phương phải tiếp tục chuẩn bị kỹ càng cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 các quận nội thành đến trường; tiếp tục tính toán lộ trình mở cửa lại các trường mầm non, đề xuất việc học bán trú để phục vụ người dân, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng; chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn cho gần 1 triệu học sinh sinh viên cao đẳng, đại học, trường nghề quay lại trường học từ 14/2; rà soát, chuẩn bị sẵn để tiêm vaccine cho học sinh sinh viên các tỉnh thành khác quay lại Hà Nội học tập.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nhiều hoạt động ý nghĩa của NXB CTQG Sự thật nhân ngày thành lập Đoàn Thanh niên

Nhiều hoạt động ý nghĩa của NXB CTQG Sự thật nhân ngày thành lập Đoàn Thanh niên
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật chi nhánh tại Cần Thơ (NXB CTQG Sự Thật chi nhánh Cần Thơ) phối hợp tổ chức triển lãm trưng bày hơn 300 đầu sách tại huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) và trao tặng tủ sách giấy, điện tử cho Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang.

Người cao niên, nam giới nô nức đi làm đẹp

Thẩm mỹ viện không chỉ dành cho người trẻ.
(PLVN) - Hiện nay, cuộc sống kinh tế, xã hội phát triển, nhiều người không còn phải lo miếng cơm, cái mặc, họ có thời gian chăm chút sức khỏe và ngoại hình. Làm đẹp không chỉ giới hạn nữ giới mà nam giới cũng là khách hàng thân thiết ở nhiều trung tâm chăm sóc sắc đẹp. Thậm chí, những người cao tuổi cũng tìm tới nơi này để trẻ hóa khuôn mặt, vóc dáng thêm tự tin, yêu đời.

Hà Nội: Xây dựng "kịch bản" đối phó với Marburg

Hình minh hoạ. Nguồn internet
(PLVN) - Hà Nội chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.