Hà Nội khẩn trương thu thập dữ liệu ADN để 'trả lại tên' cho 87.000 liệt sĩ

Ngày 23/7/2024, Ngân hàng gene liệt sĩ chưa xác định thông tin đã được kích hoạt. (Nguồn: VGP)
Ngày 23/7/2024, Ngân hàng gene liệt sĩ chưa xác định thông tin đã được kích hoạt. (Nguồn: VGP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đất nước đã thống nhất 50 năm nhưng cho đến nay vẫn có hàng nghìn gia đình liệt sĩ đau đáu nỗi niềm tìm kiếm và đưa người thân trở về quê nhà.

Theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, hiện nay, Hà Nội vẫn còn khoảng 87.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin, danh tính. Việc thu mẫu ADN để “trả danh tính, nối người thân” đang là một yêu cầu khẩn trương, thể hiện sự tri ân, ý nghĩa nhân văn, tỏ lòng biết ơn với những người đã hy sinh cho Tổ quốc.

Hiện Công an TP Hà Nội đã và đang thực hiện việc thu thập dữ liệu ADN của thân nhân các liệt sĩ phục vụ xây dựng Ngân hàng gene. Từ ngày 16/9 đến nay, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện: Đống Đa, Ba Vì, Ứng Hòa, Thạch Thất, Sóc Sơn, Đông Anh, Hoài Đức… thu nhận được mẫu ADN của 23 Mẹ Việt Nam Anh hùng có con là liệt sĩ nhưng chưa xác định được danh tính; cùng nhiều thân nhân của các liệt sĩ. Đối với các Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân không có điều kiện đến địa điểm thu nhận, các đơn vị đã bố trí, sắp xếp cán bộ, máy móc thiết bị về nơi ở của thân nhân liệt sĩ để thực hiện việc thu nhận mẫu.

Ngày 29/9 vừa qua, tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Công nghệ ADN phục vụ định danh liệt sĩ chưa xác định danh tính và thân nhân liệt sĩ” do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an tổ chức thông tin cho biết, gần 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân đã được đối khớp ADN ra kết quả hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân. Nhưng vẫn còn gần 200.000 liệt sĩ chưa được quy tập, gần 300.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Trong thời gian tới, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan tổ chức thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính, bảo đảm tiến độ được giao.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc hình thành Ngân hàng gen liệt sĩ chưa xác định thông tin và thân nhân liệt sĩ được xác định là giải pháp căn cơ để giải quyết, xác định danh tính, trả lại tên cho 300.000 liệt sĩ. Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, trên nền tảng hiện nay các đơn vị đã lưu trữ được số liệu của trên 25.000 dữ liệu ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ chưa xác định thông tin để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc tại Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tặng quà lưu niệm cho Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai.
(PLVN) -   Sáng 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Hệ lụy của yêu vội, sống bản năng trong giới trẻ

Yêu nhanh, cưới vội, mang thai ngoài ý muốn để lại hệ quả khôn lường cho chính người trong cuộc và thế hệ sau. (Ảnh minh họa - Nguồn: TK)
(PLVN) - Mới đây, vụ việc bé trai 6 tuổi bị cha ruột tạt nước sôi, hành hạ khiến bé bị bỏng nặng, nhập viện với nhiều vết thương nghiêm trọng đã khiến dư luận phẫn nộ. Đằng sau câu chuyện bạo hành, còn có một góc khuất khác cần quan tâm đến, đó là sự thiếu trách nhiệm trong việc yêu đương, sinh con của một bộ phận người trẻ.

Tăng 'sức đề kháng' ngăn chặn nạn lừa đảo trên mạng với người cao tuổi

Công nghệ giúp người cao tuổi có công cụ giải trí, kết nối, nhưng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro bị lừa đảo. (Ảnh: Kỷ lục)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, người cao tuổi trở thành nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị lợi dụng trên môi trường mạng. Thực tế đã chứng kiến không ít trường hợp người cao tuổi bị lừa với số tiền lớn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về tài chính lẫn tinh thần. Câu hỏi đặt ra là cần làm gì để ngăn chặn vấn nạn này?

Công nghệ giúp người cao tuổi vượt khủng hoảng tâm lý

Lớp học công nghệ miễn phí dành cho người cao tuổi. (Ảnh: Ngọc Ngân)
(PLVN) - Tình trạng người cao tuổi ở Việt Nam bị “bỏ rơi” và không hòa nhập với con cháu đang ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý của họ. Trong bối cảnh này, việc áp dụng công nghệ vào hỗ trợ khủng hoảng tâm lý cho người cao tuổi không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho chính họ, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Muôn cách chinh phục công nghệ ở 'tuổi xế chiều'

Các tỉnh, địa phương cần chủ động mở các lớp học công nghệ giúp người cao tuổi sống vui khỏe, an toàn. (Nguồn: Kênh 14)
(PLVN) - Thời đại khoa học, công nghệ phát triển, đối với người trẻ là một ưu thế lớn khi họ dễ dàng học hỏi, bắt kịp với thời đại. Ngược lại, người già gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi áp dụng những công nghệ mới. Vì vậy, hiện nay, để phục vụ cuộc sống, rất nhiều người cao tuổi đã đăng ký các lớp học công nghệ.

Để tránh thảm họa lặp lại ở Làng Nủ

Các chuyên gia, các nhà khoa học tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: VNUS)
(PLVN) - PGS. TS Nguyễn Châu Lân - Phó trưởng Bộ môn địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải cho biết: “Bước đầu chúng tôi xác định nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ là lũ bùn đá. Theo đó, có tới 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước xuất phát từ đỉnh núi Con Voi cách Làng Nủ 3,6km đã dội xuống thôn”.