Hà Nội hoàn thành 13 dự án nhà ở trong 10 tháng năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố đã hoàn thành 6 dự án nhà ở thương mại; 2 dự án nhà ở xã hội và 5 dự án nhà ở tái định cư.
Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.

Thông tin về công tác phát triển nhà ở, quản lý nhà và thị trường bất động sản 10 tháng năm 2021, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Trên địa bàn thành phố đã hoàn thành 6 dự án nhà ở thương mại (tương ứng 351.924m2 sàn, 2.456 căn nhà riêng lẻ và 469 căn hộ chung cư); 2 dự án nhà ở xã hội (tương ứng 88.211m2 sàn, 1.234 căn hộ chung cư); 5 dự án nhà ở tái định cư (tương ứng 105.760m2 sàn, 1.322 căn hộ chung cư).

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã kiểm tra hồ sơ, có văn bản xác nhận 16 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh theo quy định.

Đồng thời, Sở đã lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 tại các dự án nhà ở đã có văn bản xác nhận nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; kế hoạch kiểm tra hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiện nay, ở Việt Nam nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao theo nhịp độ dân số, tăng theo sự biến động của quan hệ kinh tế mới và vấn đề hội nhập quốc tế. Hoạt động tạo lập nhà ở của cá nhân, tổ chức ngày càng sôi động, khẩn thiết hơn thông qua nhiều phương thức.

Thực hiện các chính sách và mục tiêu phát triển nhà ở là đầu tư xây dựng mới nhà ở, bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của từng đối tượng khác nhau và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở, góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Việc đầu tư tạo lập các công trình nhà ở thương mại đã thể hiện được các chủ trường đó.

Theo khoản 4 Luật nhà ở năm 2014: “Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường”. Nhà ở thương mại là nhà ở do các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển để bán, cho thuê theo nhu cầu của thị trường.

Không giống với các loại nhà ở khác, nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng là để kinh doanh (mua bán, cho thuê) nhằm mục đích lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư khi bỏ vốn ra đầu tư phát triển nhà ở thương mại, nếu không xuất phát từ mục tiêu đó nhà ở được tạo lập sẽ không được gọi là nhà ở thương mại mà sẽ được gọi với một tên khác.

Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế phát triển nhà ở thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở và chất lượng nhà ở ngày càng cao của nhân dân.

Có rất nhiều người thu nhập thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sống trên thành phố. Bởi vậy, nhà nước đã có những quy định về điều kiện về một loại hình căn hộ nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp.

Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua. Loại hình nhà này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam thường có 2 loại: loại do nhà nước đầu tư và xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng.

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Tức là nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.

Không thể phủ nhận rằng nhà ở tái định cư là giải pháp cần thiết cho các hộ dân bị giải phóng mặt bằng nhường chỗ cho các dự án góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị.

Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 có đưa ra khái niệm về nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật. Nhà ở tái định cư là một trong những vấn đề nóng và thường gây ra nhiều tranh cãi khiến cho việc đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư gặp khó khăn. Một phần cho chính sách quy định về tái định cửa chưa đủ phù hợp và một phần do người dân chưa nắm hết được quyền và nghĩa vụ của mình khi có quyết định thu hồi đất.

Đền bù hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất như đã nó có nhiều hình thức đó là bằng tiền, bằng nhà ở tái định cư hoặc đất tái định cư người dân tự xây nhà. Trong đó việc bố trí chỗ mở mới hoặc chi trả các chi phí để người bị thu hồi đất tìm nơi định cư mới sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Cơ bản nhà nước vẫn ưu tiên bố trí đất tái định cư, nhà tái định cư tại chỗ nơi khu vực có đất thu hồi nếu có đủ diện tích đảm bảo, hạn chế việc phải di chuyển ra khu vực mới ngoài khu vực thu hồi của dự án.

Để đáp ứng yêu cầu quy hoạch đô thị, hiện nay rất nhiều khu dân cư hoặc khu tập thể cũ trong nội đô các thành phố lớn sẽ phải giải tỏa. Tuy nhiên các khu vực tái định cư thường nằm xa trung tâm thành phố nên rất nhiều hộ tái định cư đã bán tiêu chuẩn của mình khi mới có biên bản bàn giao và bốc thăm nền nhà dẫn đến nhiều vụ tranh chấp đất đai liên quan đến việc mua bán, sang nhượng diện tích đất tái định cư, nhà ở tái định cư.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.