Hà Nội: Giảm tải tình trạng ùn tắc trong tiếp nhận hồ sơ cấp Phiếu LLTP

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp Hà Nội chiều 10.4, ảnh: KTĐT
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp Hà Nội chiều 10.4, ảnh: KTĐT
(PLVN) -Tính đến chiều muộn ngày 11/4, theo ghi nhận của PV Báo Pháp luật Việt Nam, đã không còn tình trạng người dân phải xếp hàng dài chờ đợi nộp hồ sơ xin cấp phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) tại Sở Tư pháp Hà Nội.

Thông tin này cũng được bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội xác nhận. Theo bà Thanh Hương, trong hai ngày đầu tuần, mỗi ngày bộ phận một cửa tiếp nhận khoảng 300 hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu; đã giảm nhiều so với những ngày cao điểm vào tuần trước.

Cũng theo bà Thanh Hương, mặc dù đã giảm nhiệt tuy nhiên Sở Tư pháp vẫn tiếp tục tăng cường nhân lực cho bộ phận một cửa và giữ nguyên thời giải quyết thủ tục hành chính. Cụ thể sáng từ 8h đến 11h45 phút, chiều từ 13h30 đến 18h và làm việc sáng thứ Bảy.

Sở Tư pháp cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các phương thức gửi yêu cầu qua bưu điện và đăng ký online để giảm tải số lượng người đến yêu cầu trực tiếp; bố trí cán bộ giải đáp, hướng dẫn người dân khi đăng ký trực tuyến… Ngày 10/4 Sở Tư pháp Hà Nội đã có văn bản gửi các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố; Các cơ quan báo, đài Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường tuyên truyền thực hiện thủ tục cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính công ích.

Nội dung tuyên truyền thực hiện thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính công ích; Bảng giá niêm yết mức phí dịch vụ bưu chính công ích của Bưu điện thành phố Hà Nội và địa chỉ các đơn vị bưu chính tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cũng đã được công khai tại các trang https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/nd-banner/ và trang http://sotuphap.hanoi.gov.vn/ (hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính cấp phiếu Lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính)

Trước đó trên cơ sở phản ánh, kiến nghị của người dân về tình hình ách tắc, chậm trễ trong việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (Bộ Tư pháp) Hoàng Quốc Hùng đã trực tiếp xuống Bộ phận một cửa của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội để khảo sát, phỏng vấn trực tiếp người dân, xác thực tình hình tiếp nhận hồ sơ như dư luận người dân đã phản ánh. Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng đã chủ trì cuộc họp với Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Giám đốc phụ trách lý lịch tư pháp và Trưởng các phòng ban của Sở Tư pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên đây.

Kết luận cuộc họp, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội thực hiện 8 giải pháp. Trong đó, tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên cả 3 phương thức: trực tiếp, trực tuyến và bưu chính, bảo đảm thuận lợi tối đa cho người dân trong việc nộp hồ sơ.

Tăng số quầy tiếp nhận hồ sơ lý lịch tư pháp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; Tăng cường cơ sở vật chất làm việc, bồi dưỡng vật chất, động viên tinh thần, chính trị tư tưởng cho các cán bộ, chuyên viên tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở.

Đặc biệt, Giám đốc Hoàng Quốc Hùng yêu cầu chấm dứt ngay việc người dân chỉ đến Sở Tư pháp lấy số thứ tự nhưng phải đến nhiều ngày sau mới nộp được hồ sơ tại Bộ phận một cửa; người dân lấy số thứ tự trong ngày thì phải được tiếp nhận hồ sơ ngay trong ngày lấy số thứ tự đó. Khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ vắng mặt (như nghỉ ốm, nghỉ phép, tập huấn, đi họp, đi học…) phải kịp thời cử cán bộ thay thế, đảm bảo giữ nguyên số lượng người tiếp nhận hồ sơ.

Giao Phòng lý lịch tư pháp chuẩn bị nhân sự, tổ chức tập huấn nghiệp vụ (đặc biệt quan tâm đến các cán bộ được huy động từ các Phòng, ban khác trong Sở Tư pháp), kịp thời tăng cường nhân sự xuống Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để tiếp nhận hồ sơ khi lượng công dân đến giao dịch tăng đột biến. Phát động phong trào thi đua trong toàn Sở Tư pháp nhằm tập trung mọi nguồn lực giải quyết tình trạng ách tắc, chậm trễ trong việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Đồng thời coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong thời điểm hiện tại của Sở Tư pháp.

Bên cạnh đó, kết nối đường dây nóng giữa Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia với Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội để giải quyết những trường hợp khó khăn, vướng mắc, chậm trễ của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại thành phố Hà Nội.

Còn về phía UBND TP. Hà Nội trong 2 ngày 6 và 7/4, UBND Thành phố đã liên tiếp có những chỉ đạo nhằm giảm ùn tắc, không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự tại khu vực, đảm bảo quyền lợi người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

UBND TP. chỉ đạo Sở Tư pháp khẩn trương có các biện pháp khắc phục. Trong đó có tăng cường phối hợp với Bưu điện Hà Nội, hướng dẫn công dân gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích. Trong văn bản phát đi ngày 7/4, UBND TP Hà Nội cũng công bố Danh sách 60 bưu cục, điểm tiếp nhận hồ sơ Lý lịch Tư pháp của Bưu điện TP. Hà Nội.

Đọc thêm

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và nhiều đại biểu cùng tham dự Phiên họp thứ 44. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về việc thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về căn cứ, cơ sở để đề xuất mô hình mới, làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.