Hà Nội giải trình về quản lý, xây dựng hạ tầng trong các khu đô thị, khu nhà ở

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phiên giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở; xác định rõ các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của các cấp, các ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan, từ đó đề ra các giải pháp, lộ trình để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, đầu tư...
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc phiên giải trình.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc phiên giải trình.

Chiều nay, 14/10, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức Phiên họp giải trình về quản lý, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn TP.

Phát biểu khai mạc phiên họp giải trình, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là một trong những mục tiêu quan trọng đã được xác định tại Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về "Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP Hà Nội và các chương trình công tác của Thành ủy.

Để thực hiện mục tiêu trên, trong thời gian qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị được Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, một trong những nội dung quan trọng là việc đầu tư xây dựng, kết nối các khu đô thị, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu về nhà ở của Nhân dân.

Các đại biểu tại phiên giải trình.

Các đại biểu tại phiên giải trình.

Đây cũng là nội dung được Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, đặc biệt là Bí thư Thành ủy TP) rất quan tâm, chỉ đạo.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn TP có khoảng 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô diện tích từ 2ha trở lên, trong đó có 98 dự án đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng; 168 dự án đang triển khai đầu tư và đầu tư chưa hoàn chỉnh.

Một số khu đô thị, khu nhà ở được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị, giải quyết nhu cầu về nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Tuy nhiên, qua giám sát của Thường trực HĐND TP, các Ban HĐND TP và qua ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh với đại biểu HĐND TP Hà Nội, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập, thậm chí có những hạng mục dự án đã được kiểm tra, giám sát, tồn tại nhiều năm nhưng xử lý chưa hiệu quả, chậm chuyển biến.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nêu một số nội dung cần được quan tâm, giải quyết, khắc phục trong thời gian tới.

Như, một số khu đô thị, khu nhà ở sau khi đưa vào khai thác, sử dụng vẫn chưa đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định; chưa khớp nối đồng bộ với hạ tầng khu vực.

Bên cạnh đó, một số dự án công trình hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí... chậm triển khai, chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch theo dự án được phê duyệt, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá đầu tư và xử lý đối với các dự án khu đô thị, khu nhà ở còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của TP.

Toàn cảnh phiên giải trình.

Toàn cảnh phiên giải trình.

Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở Chương trình giám sát năm 2022 của HĐND TP, với tinh thần khẩn trương, kịp thời, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã chỉ đạo các Ban HĐND TP khảo sát, chuẩn bị nội dung, xây dựng kế hoạch tổ chức phiên giải trình của Thường trực HĐND TP, qua đó đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở; xác định rõ các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của các cấp, các ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan, từ đó đề ra các giải pháp, lộ trình để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở đảm bảo đồng bộ, đúng quy định, đáp ứng yêu cầu phát triển của TP.

Về đối tượng, nội dung, phạm vi giải trình, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh, Thường trực HĐND TP yêu cầu UBND TP, các Sở, ban, ngành TP và các đơn vị liên quan báo cáo, giải trình về việc quản lý, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở có quy mô diện tích từ 02ha trở lên trên địa bàn TP theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP được tổ chức công khai, dân chủ, có sự tham gia của các Ban HĐND TP, một số đại biểu HĐND TP và được truyền hình trực tiếp trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội để cử tri, Nhân dân theo dõi, giám sát.

Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.