Hà Nội dự kiến không tăng học phí năm học 2020-2021

Năm học 2020-202, các trường mẫu giáo mầm nom giữ nguyên mức học phí như năm trước. (ảnh minh họa).
Năm học 2020-202, các trường mẫu giáo mầm nom giữ nguyên mức học phí như năm trước. (ảnh minh họa).
(PLVN) - Tại kỳ họp thứ 15 HĐND Thành phố Hà Nội, UBND TP Hà Nội dự kiến có Tờ trình đề nghị HĐND TP xem xét Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của Thành phố và mức thu học phí đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2020-2021.

Về học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (trừ cơ sở giáo dục chất lượng cao), năm học 2019-2020, các cơ sở này thực hiện phu phí theo quy định tại Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND. Cụ thể mức phí chia theo địa bàn, trong đó nhà trẻ, mẫu giáo, THPT, GDTX cấp THPT, mức thu với học sinh thành thị là 217.000 đồng/tháng, học sinh nông thôn 95.000 đồng, học sinh xã miền núi 24.000 đồng.

Trẻ em mầm non 5 tuổi, THCS, GDTX cấp THCS, mức thu mỗi tháng đối với học sinh thành thị là 155.000 đồng, học sinh nông thôn 75.000 đồng, học sinh xã miền núi 19.000 đồng.

Với mức thu trên, dự kiến tổng số thu học phí công lập các cấp học mầm non và phổ thông của TP khoảng 1.135,975 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,6% trong tổng số chi (từ ngân sách và nguồn thu học phí). Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 học sinh phải nghỉ học, khả năng nguồn thu học phí dự kiến thu 1.009,756 tỷ đồng (đạt 88,9% so với dự toán thu).

Tổng số trẻ thuộc đối tượng được miễn học phí là 13.240 học sinh; đối tượng giảm học phí 19.914 học sinh. Tổng kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí dự kiến khoảng 20,533 tỷ đồng.

Theo UBND TP, năm học 2019-2020 do tác động bởi dịch Covid-19 học sinh phải nghỉ học dẫn đến tổng số thu từ học phí dự kiến không đạt so với dự toán thu. Mặt khác ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm và mất việc ở một số khu vực gia tăng khiến thu nhập của người của người lao động giảm mạnh, khả năng đóng góp của một bộ phận cha mẹ học sinh gặp nhiều khó khăn.

UBND Thành phố đề xuất mức thu học phí năm học 2020-2021 giữ nguyên như năm học trước. Điều này phù hợp khả năng chi trả của người dân TP nhằm chia sẻ khó khăn với cha mẹ học sinh và phù hợp với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với người lao động.

Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất dự kiến là 1.135,975 tỷ đồng. Tiền thu học phí chiếm tỷ lệ 12,1% trong tổng số chi (ngân sách chi thường xuyên và nguồn thu học phí).

Do không tăng học phí ở các cấp học theo lộ trình nên ngân sách TP phải đảm bảo tương ứng khoảng 198,891 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện chế độ miễn giảm học phí khoảng 20,533 tỷ đồng.

Đối với học phí với Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2020-2021 cũng được TP đề xuất mức thu phí được giữ nguyên để đảm bảo phù hợp với thu nhập, khả năng đóng góp của người học. Tổng số mức thu dự kiến là 1,295 tỷ đồng. Theo tính toán mức thu học phí này vẫn đảm bảo các chi phí cho hoạt động của nhà trường./.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.