Hà Nội: Dồn sức đưa dự án Cầu Vĩnh Tuy 2 về đích

Cầu Vĩnh Tuy 2 đang thi công vượt tiến độ, dự kiến về đích trước ngày 2/9.
Cầu Vĩnh Tuy 2 đang thi công vượt tiến độ, dự kiến về đích trước ngày 2/9.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là dự án giao thông trọng điểm của TP Hà Nội, vừa được hợp long hôm 30/5 vừa qua. Hiện các đơn vị đang dồn sức thực hiện tiếp các hạng mục còn lại với mục tiêu đưa dự án vào sử dụng đúng dịp Quốc khánh 2/9.

Theo ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (chủ đầu tư), dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.

Do tính chất đặc biệt quan trọng của đường Vành đai 2 đối với mạng lưới giao thông vận tải (GTVT) của Thủ đô, thành phố đã quyết tâm tập trung đầu tư cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 để khép kín đường Vành đai 2 theo quy hoạch, tránh việc hình thành nút thắt trên cầu Vĩnh Tuy sau khi hoàn thành đoạn tuyến Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy.

Do đó, năm 2019, TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết phải triển khai xây dựng sớm cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và đề nghị cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư từ BT sang đầu tư công bằng ngân sách của Hà Nội và được Thủ tướng chấp thuận. Dự án được khởi công ngày 9/1/2021. Trong thời gian thực hiện có những lúc bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch COVID-19 cũng như khó khăn, phức tạp khi thi công trong điều kiện đô thị đông đúc.

“Tuy nhiên, sự nỗ lực quyết tâm của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã bảo đảm tiến độ. Cầu chính vượt dòng chủ dài 955m đã được hợp long toàn tuyến chất lượng, an toàn” - ông Nguyễn Chí Cường nói.

Theo đại diện chủ đầu tư, tổng chiều dài dự án khoảng 3.473m, mặt cắt ngang cầu rộng 19,25m. Nhà thầu thi công gói thầu số 1 là Liên danh Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, giá trị khoảng 1.154 tỷ đồng (gồm cả dự phòng), tiến độ hoàn thành trong 24 tháng. Ngoài gói thầu này, Vinaconex còn đảm nhiệm thi công tại gói thầu XL05 thi công xây dựng cầu dẫn và đường dẫn phía Long Biên với giá trúng thầu 100,688 tỷ đồng, thực hiện trong 17 tháng.

Ông Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết, Liên danh Vinaconex - Trung Chính cùng các nhà thầu đã xây dựng kế hoạch thi công chi tiết từng tuần, tháng, quý, dồn mọi nguồn lực tận dụng tối đa điều kiện thời tiết trong những lúc thuận lợi để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. Với việc dự án được thực hiện bởi 100% kỹ sư và công nhân người Việt Nam, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ thi công mới để giảm thời gian khoảng 1,5 năm so với xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 đã chứng minh năng lực, chuyên môn vượt bậc của các kỹ sư, công nhân tham gia dự án.

Cũng theo lãnh đạo nhà thầu, sau khi hoàn tất khối hợp long cuối cùng, nhà thầu sẽ tiếp tục gờ bê tông lan can, lắp đặt hệ thống chiếu sáng và cảnh quan, cây xanh, thảm bê tông nhựa, sơn kẻ tổ chức giao thông để thông xe cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 trước ngày 2/9. Đồng thời, tổ chức lại giao thông, lắp đặt dải phân cách biên, sơn kẻ tổ chức giao thông cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 để đồng bộ toàn bộ dự án trước ngày 10/10/2023.

Theo thiết kế, cầu Vĩnh Tuy 1 và 2 có tổng cộng có 8 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ. Sau khi hoàn thiện cả 2 giai đoạn sẽ là cầu đầu tiên tại Hà Nội có làn đường dành riêng cho xe buýt.

Dự án đầu tư, xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, sử dụng ngân sách thành phố, được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 tại TP Hà Nội; tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Hiện nay, trên địa bàn Đồng Nai đang triển khai thi công 12 công trình, dự án trọng điểm dẫn đến thiếu hụt VLXD cho các dự án.

Vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm Đông Nam Bộ: Cần mở rộng khai thác và tìm nguồn thay thế

(PLVN) - Các địa phương khu vực Đông Nam Bộ đang triển khai nhiều dự án hạ tầng quan trọng như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường vành đai 3 TP HCM... Dự kiến, các dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm nay và năm 2026. Tuy nhiên, vấn đề nguồn vật liệu xây dựng (VLXD) đang trở thành thách thức rất lớn.

Đọc thêm

Khẩn trương triển khai, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Khẩn trương triển khai, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
(PLVN) - Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là công trình giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mà tuyến đi qua. Tỉnh Lào Cai đang khẩn trương triển khai các bước cần thiết để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.

Dự án cao tốc đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ (Quảng Trị): Trong tháng 3 phải bàn giao 100% mặt bằng sạch cho dự án

Cuộc họp về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của 5 dự án đường bộ cao tốc. (Ảnh: MN)
(PLVN) - Hôm qua (10/3), tại tỉnh Quảng Trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của 5 dự án đường bộ cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ. Với quy mô đầu tư 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m và tổng chiều dài 259km, đây là 5 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc trục dọc Bắc - Nam phía đông.

Dốc sức tháo gỡ “nút thắt” đưa các dự án giao thông trọng điểm về đích

Nút giao Đồng Thắng (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trên tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.
(PLVN) - Quyết định thành lập 7 đoàn kiểm tra về rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đưa Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành một quốc gia có hệ thống giao thông hiện đại, bền vững trong tương lai gần.

Thách thức lớn với mục tiêu 3.000km đường cao tốc

Đường Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
(PLVN) - Việt Nam đang đặt mục tiêu hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào năm 2025, tuy nhiên, đến nay, nhiều địa phương vẫn đang gặp khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, đặc biệt là cát đắp nền. Nếu không có giải pháp kịp thời, tình trạng thiếu hụt này có thể gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ các dự án trọng điểm.